Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e) 8

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8


Tác giả

1. Tiểu sử

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.

- Mô-li-e sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.

- Poquelin thông thạo tiếng Latinh và đã dịch tác phẩm “Về bản chất sự vật” của thi hào Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Vào năm 1639, ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của Poquelin thường nhắc con theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho em trai và chọn nghề diễn viên.

- Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Mô-li-e từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Mô-li-e bị bỏ vào tù.

2. Sự nghiệp

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.

Sơ đồ tư duy tác giả Mô-li-e:



Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.

b. Thể loại: kịch

c. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến “...theo cách thức mặc cho các nhà quý phái”): Ông Giuốc-đanh và phó may

- Phần 2 (Còn lại): Ông Giuốc-đanh và 4 chú thợ phụ.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.

b. Nghệ thuật

Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

Sơ đồ tư duy văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục:

Bài giải tiếp theo