Ôn tập về hình học và đo lường
a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong hình sau b) Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình sau. c) Vẽ đoạn thẳng Mn có độ dài 6 cm.Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG. Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ?
Bài 1
a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong hình sau:
b) Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình sau:
c) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6 cm.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ đẻ chỉ ra các đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, các điểm và các đoạn thẳng trong hình.
Lời giải chi tiết:
a)
b) Các điểm trong hình là: A, B, C, D, E, G.
Các đoạn thẳng có trong hình là: AB, BC, AD, DC, DE, CG, EG.
c) Đoạn thẳng MNcó độ dài 6 cm:
Bài 2
Số?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ em đếm số hình tam giác, hình tứ giác, hình trụ, khối cầu rồi trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG sau:
Phương pháp giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCDEG = tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EG.
Lời giải chi tiết:
Độ dài đường gấp khúc ABCDEG là 3 + 1 + 1 + 4 + 2 = 11 (cm)
Bài 4
Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ?
Phương pháp giải:
Xem đồng hồ trong hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nam nhảy dây từ 8 giờ 15 phút đến 8 giờ 30 phút.
Bài 5
Một thang máy chở được tối đa 600 kg. Hiện tại, thang máy đó đã chở 570 kg. Bạn Lan cân nặng 35 kg. Theo em bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy đó được không?
Phương pháp giải:
- Tính số cân nặng mà thang máy còn chở được = Số cân nặng tối đa – Số cân nặng hiện tại trong thang máy.
- So sánh với cân nặng của Lan rồi trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Số cân nặng mà thang máy còn chở được là
600 – 570 = 30 (kg)
Vậy Lan không thể vào tiếp trong thang máy đó.
Bài 6
Ước lượng chiều cao cột cờ trường em.
Phương pháp giải:
Quan sát cột cờ của trường em và ước lượng chiều cao của cột cờ.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Cột cờ trường em cao khoảng 10 m.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Ôn tập về hình học và đo lường timdapan.com"