Tiết 6 - Ôn tập cuối học kì II trang 165 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Tiết 6 - Ôn tập cuối học kì II trang 165 SGK Tiếng Việt tập 2
Câu 1
Ôn tập đọc và học thuộc lòng.
Câu 2
Trích đoạn dưới đây lấy từ một cuốn sách phổ biến khoa học. Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu
Những ngày đẹp trời, buổi sáng bồ câu bay ra từng đàn. Sau một hồi lượn vòng trên không trung trong lành, chúng đậu xuống mặt đất rồi tha thẩn đi đi lại lại với cái đầu cứ lắc lư, lắc lư.
Vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục mà không bị hoa mắt, nhức đầu nhỉ? Thật ra, nếu quan sát kĩ, ta có thể thấy rằng bồ câu chẳng lắc lư chút nào cái đầu bé nhỏ của chúng. Chính vì thân bồ câu to, chân lại ngắn nên khi đi thân mình chúng cứ đảo qua đảo lại, cái cổ ngắn cũng đung đưa, khiến ta lầm tưởng là đầu bồ câu cũng lắc lư đó thôi.
Theo TRI THỨC BÁCH KHOA CHO TRẺ EM
Phương pháp giải:
Con tìm kiếm các thông tin trong đoạn văn trên cùng những hiểu biết trong thực tế về chim bồ câu để hoàn thành bài văn.
Lời giải chi tiết:
Buổi sáng sớm, khi ra khỏi chuồng, bồ câu thường đua nhau bay vút lên cao rồi lượn những vòng tròn thật rộng trên bầu trời đầy nắng gió. Sau khi đã bay lượn thỏa thích chúng lại trở về đậu xuống nóc nhà nơi chúng đã bắt đầu cuộc bay không bao giờ lầm lẫn. Nếu được huấn luyện, bồ câu có thể chuyển một lá thư buộc ở chân đến một nơi thật xa cho một người cần nhận thư. Trong quân sự người ta đã lợi dụng ưu điểm này của bồ câu để bí mật thông báo những tin tức quan trọng. Bồ câu là loài chim ưa sạch sẽ nên chúng cũng hay tìm đến nơi có nước sạch để uống nước và để tắm gội.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tiết 6 - Ôn tập cuối học kì II trang 165 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 timdapan.com"