Những chấm nhỏ mà không nhỏ trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

Theo em, cô giáo ra bài tập vẽ bản đồ Việt Nam để làm gì? Tìm ý đúng: a, Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ bản đồ Tổ quốc. b, Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam. c, Để học sinh nhớ tên các dòng sông lớn, dãy núi cao của Việt Nam. d, Để học sinh biết cách đánh dấu địa giới các tỉnh, thành trên bản đồ.


1

Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Những chấm nhỏ mà không nhỏ

Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhi. Nước Việt Nam hình chữ S, ở giữa là miền Trung cong cong như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non, bãi bồi trù phú.

Thế rồi hôm nay, trong bài học Địa lí, cô giáo ra bài tập cho cả lớp. Về bản đồ Việt Nam. Bài tập không khó lắm vì chỉ cần mô tả được hình dạng lãnh thổ của Việt Nam, không phải điền tên núi, tên sông và địa giới các tỉnh, thành.

Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bản, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được, nếu khi nhắm mắt vẫn hiện ra hình chữ S ấy trong đầu. Vẽ xong. Thanh đưa khoe bố:

– Bố ơi, bố xem con về có được không? Con thuộc lòng nên không cần nhìn mẫu đâu.

Bố gật đầu

– Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu.

Thanh ngạc nhiên. Sao lại thiếu nhỉ? Có đủ cả ba miền cơ mà. Bố em cười:

– Ngày bố bằng tuổi con bây giờ, bố đã làm bài tập như thế này. Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì.

Thanh mở sách giáo khoa ra xem. Bức về của em chỉ không thật đúng những nét gấp khúc mà thôi, có thiếu gì đâu? Em ngước nhìn bố. Bấy giờ, bố mới chỉ vào sách nói:

– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.

A, Thanh hiểu rồi! Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.

THEO PHONG THU

Theo em, cô giáo ra bài tập vẽ bản đồ Việt Nam để làm gì? Tìm ý đúng:

a, Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ bản đồ Tổ quốc.

b, Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

c, Để học sinh nhớ tên các dòng sông lớn, dãy núi cao của Việt Nam.

d, Để học sinh biết cách đánh dấu địa giới các tỉnh, thành trên bản đồ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

b, Để học sinh củng cố kiến thức về hình dạng lãnh thổ Việt Nam.


2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Vì sao Thanh ngạc nhiên về nhận xét của bố? Tìm ý đúng:

a, Vì Thanh không hiểu tấm bản đồ em vẽ còn thiếu nội dung gì.

b, Vì Thanh không nghĩ đến là bố sẽ khen tấm bản đổ em vẽ khá đẹp.

c, Vì Thanh không nghĩ là hồi bằng tuổi em, bố cũng đã làm bài tập tương tự.

d, Vì Thanh nghĩ rằng bố yêu cầu em phải điền tên sông, núi và các tỉnh, thành.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a, Vì Thanh không hiểu tấm bản đồ em vẽ còn thiếu nội dung gì.


3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Thanh đã khắc phục lỗi như thế nào? Tìm ý đúng:

a, Thanh đã điền tên một số sông lớn, núi cao.

b, Thanh đã đánh dấu địa giới các tỉnh, thành.

c, Thanh đã bổ sung các quần đảo và đảo vào bản đồ.

d, Thanh đã sửa những nét gấp khúc trên bản đồ cho đúng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

c, Thanh đã bổ sung các quần đảo và đảo vào bản đồ.


4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Trong hai câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Chỉ ra các vế câu ghép đó:

Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bàn, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được…

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu ghép: Vẽ bản đồ không phải vẽ tranh//ai cũng có thể vẽ được…

                             Vế 1                                         Vế 2


5

Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tên bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Qua bài đọc giúp em có cái nhìn bao quát hơn về đất nước mình. Đất nước mình là một đất nước với lịch sử dân tộc hào hùng, nghìn năm văn hiến. Một dải chữ S trải dài từ Bắc vào Nam với thiên nhiên hùng vĩ, với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Không chỉ có như thế bên cạnh đó chúng ta còn có những hòn đảo, quần đảo ở ngoài khơi xa.


Tự nhận xét

Trả lời câu hỏi Tự nhận xét trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến