Nhớ - viết: Trên hồ Ba Bể trang 11, 12 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Nhớ – viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu). Tìm đường. Tìm các tiếng.


Câu 1

Nhớ – viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu) 

Phương pháp giải:

Em thực hiện bài viết vào vở. 

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

Em hoàn thành bài viết vào vở.


Câu 2

Tìm đường:

a) Em chọn chữ (l hay n) phù hợp với ô trống. Giúp rùa con tìm đường về hang, biết rằng đường về hàng của rùa được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ l

b) Em chọn chữ (c hay t) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Nam tìm đường về làng quê, biết răng đường về làng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ c đứng cuối. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

a) Các tiếng bắt đầu bằng chữ l là: lo lắng, đồng lúa, lội suối, khoai lang.

b) Các tiếng có chữ c đứng cuối là: nước mưa, rước đèn, ước mong, được mùa.


Câu 3

Tìm các tiếng:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với chặt (chặt chẽ).

- Đồ dùng, thường bằng lá, để đội đầu, che mưa nắng.

- Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn.

b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:

- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét.

- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...).

- Làm chín thức ăn trong nước sôi. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với chặt (chặt chẽ): lỏng. 

- Đồ dùng, thường bằng lá, để đội đầu, che mưa nắng: nón.

- Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn: nồi.

b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:

- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét: buốt.

- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...): thuốc.

- Làm chín thức ăn trong nước sôi: luộc.