Nghị luận uống nước nhớ nguồn

Trong kho tàng ca dao tục ngữ của người Việt Nam ta có rất nhiều những câu nói về truyền thống đạo lý ân nghĩa thuỷ chung.Một trong số đó là câu:“Uống nước nhớ nguồn ”.


Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào .“Uống nước ”chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần ;“Nhớ nguồn ”là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ .
Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội. Tất cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ, phải tri ân.
Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng. Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng. Đến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta .
Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình:phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .
Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rút ván”,“khỏi rên quên thầy”. Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh !
Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người.Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa :
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao…”

TimDapAn.com
Bài giải tiếp theo
Suy nghĩ về Cho và Nhận
Bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách
Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng
Câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề
Những người bạn thông minh sẽ còn mãi như cuốn sách tốt nhất của cuộc đời
Vấn đề ở đời và làm người
Văn hóa đọc là nền tảng của học vấn. Văn hào M. Go-rơ-ki có nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy bình luận.

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa