Mùa hoa mận

Mùa hoa mận bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10


Tác giả

Chu Thùy Liên

1. Tiểu sử

- Tên khai sinh: Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên.

- Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa

- Tốt nghiệp đại học sư phạm, khoa ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên.

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm đã xuất bản:

Thơ: Lửa Sàn Hoa, Tập thơ,  NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009, giải nhì năm 2010 Hội VHNT các dân tộc Thiểu số Việt Nam

Các tác phẩm khác: Xa Nhà ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm sưu tầm biên dịch chung với tác giả Lê Đình Lai. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Truyện cổ Hà Nhì (bảy truyện), NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002.

- Phong cách nghệ thuật: Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha


Tác phẩm

Mùa hoa mận

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. 

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục:

- Khổ 1: Trẻ con trong mùa hoa mận nở

- Khổ 2: Người lớn trong mùa hoa mận nở

- Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở

5. Tóm tắt: 

Văn bản là bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng, như một bức tranh với gam màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi làm xao xuyến kẻ đến người đi. Và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của những người con quê hương.  

6. Giá trị nội dung:

- Bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy sắc hương 

- Khung cảnh sinh hoạt nơi núi rừng

- Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà

7. Giá trị nghệ thuật:

- Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ được sử dụng hiệu quả

- Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Khung cảnh tưng bừng, rộn ràng khi mùa xuân sắp về

- Lũ con trai chơi cù

- Con gái khăn áo

- Mẹ xôn xao lá, gạo

- Cha căng cánh nỏ

- Người già bản làm đu

→ Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

* Nghệ thuật:

- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày

- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe

- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.

2. Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương

- Người đi xa nhớ lối trở về à tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen.

- Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa.

- Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.