Lý thuyết về đại lượng tỷ lệ thuận

1. Công thức


1. Định nghĩa

Hai đại lượng tỷ lệ thuận \(x\) và \(y\) liên hệ với nhau bởi công thức \(y = kx\),(với \(k\) là một hằng số khác \(0\)), thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k.\)

Chú ý:

Khi đại lượng \(y\) tỉ lệ thuận với đại lượng \(x\) thì \(x\) cũng tỉ lệ thuận với \(y\) và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ thuận với nhau. Nếu \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ k (khác \(0\)) thì \(x\) tỉ lệ thuận với \(y\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}\).

2. Tính chất

- Tỉ số hai giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận luôn không đổi và bằng hệ số tỉ lệ.

          \( \dfrac{y_{1}}{x_{1}}= \dfrac{y_{2}}{x_{2}}= \dfrac{y_{3}}{x_{3}} = ...= k\)

- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.

          \( \dfrac{y_{1}}{y_{2}}= \dfrac{x_{1}}{x_{2}}; \dfrac{y_{1}}{y_{3}}= \dfrac{x_{1}}{x_{3}}\)

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 53 SGK Toán 7 tập 1
Bài 2 trang 54 SGK Toán 7 tập 1
Bài 3 trang 54 SGK Toán 7 tập 1
Bài 4 trang 54 SGK Toán 7 tập 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
Trả lời câu hỏi 1 Bài 1 trang 51 SGK Toán 7 Tập 1

Video liên quan