Lý thuyết tìm số trung bình cộng

Bài toán 1: Rót vào cam thứ nhất 6l dầu, rót vào can thứ hai 4l dầu


Bài toán 1: Rót vào cam thứ nhất 6\(l\) dầu, rót vào can thứ hai 4\(l\) dầu. Hỏi nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?

Bài giải

Tổng số lít dầu của 2 can là:

              6 + 4 = 10 (\(l\))

Số lít dầu rót đều vào can là:

             10 : 2 = 5 (\(l\))

                                      Đáp số : 5\(l\) dầu.

Nhận xét:

- Lấy tổng số lít dầu chia cho 2 được số lít dầu rót đều vào mỗi can:

 (6 + 4): 2 = 5 (\(l\))

Ta gọi số 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4.

- Ta nói: Can thứ nhất có 6\(l\), can thứ hai có 4\(l\), trung bình mỗi can có 5\(l\).

Bài toán 2: Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?

Bài giải:

Tổng số học sinh của 3 lớp:

              25 + 27 + 32 = 84 (học sinh)

Trung bình mỗi lớp có:

             84 : 3 = 28 (học sinh)

                                   Đáp số: 28 học sinh.

Nhận xét: Số 28 là trung bình cộng của ba số 25 ;  27 và 32.

Ta viết: (25 + 27 + 32) : 3 = 28

Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho các số hạng.

Bài giải tiếp theo
Bài 1, 2,3 trang 27 SGK Toán 4

Bài học bổ sung
Lý thuyết về số trung bình cộng

Video liên quan