Lý thuyết Tập hợp. Phần tử của tập hợp Toán 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Tập hợp. Phần tử của tập hợp Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn , đầy đủ, dễ hiểu


Bài 1. Tập hợp. Phần từ của tập hợp

1. Làm quen với tập hợp

Ví dụ 1: Các đồ vật trên bàn tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là phần tử cảu tập hợp đó (thuộc tập hợp).

Ví dụ 2: Các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp;

Ví dụ 3: Các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp.

2. Các kí hiệu

- Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, … để kí hiệu tập hợp.

- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “; ”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tuỳ ý.

- Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là \(x \in A\), đọc là “x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là \(y \notin A\), đọc là “y không thuộc A”.

2. Cách cho tập hợp

Để cho một tập hợp thường có hai cách:

a) Liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Ngoài hai cách thường dùng để viết tập hợp đã nêu trong bài, người ta còn minh hoạ tập hợp bằng sơ đồ Venn)

Bài giải tiếp theo
Trả lời Thực hành 2 trang 8 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời Thực hành 3 trang 8 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời Vận dụng trang 8 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Từ khóa