Lý thuyết Số đo góc. Các góc đặc biệt Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Số đo góc. Các góc đặc biệt Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Bài 7. Số đo góc. Các góc đặc biệt
1. Thước đo góc
Thước có dạng nửa hình tròn và được chia thành 180 phần bằng nhau bởi các vạch được ghi từ 0 đến 180. Mỗi một phần của thước ứng với 1 độ. Dấu ⁰ thay cho từ “độ”.
Độ là đơn vị góc.
Ta gọi tâm của nửa hình tròn này là tâm của thước.
2. Cách đo góc. Số đo góc
Dùng thước đo góc, xác định số đo của góc xOy cho trước.
- Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.
- Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Oy) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
- Bước 3: Xác định xem cạnh còn lại của góc (cạnh Ox) đi qua vạch chỉ số nào trên thước đo góc, ta sẽ được số đo của góc đó.
Nhận xét:
Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là \({180^ \circ }\).
Số đo của mỗi góc không vượt quá \({180^ \circ }\).
Chú ý:
- Trên thước đo góc, người ta ghi các số từ 0 đến 180 ở hai vòng cung theo hai chiều ngược nhau để việc đo góc được thuận tiện. Nếu một cạnh của góc trùng với cạnh ở nửa bên phải của thước đo thì chúng ta sử dụng thang ở bên trong, nếu ở nửa bên trái thì chúng ta sử dụng thang bên ngoài.
3. So sánh hai góc
Để so sánh hai góc ta so sánh số đo của chúng.
4. Các góc đặc biệt
- Góc có số đo bằng \({90^ \circ }\)là góc vuông.
- Góc có số đo nhỏ hơn \({90^ \circ }\)là góc nhọn.
- Góc có số đo lớn hơn \({90^ \circ }\) nhưng nhỏ hơn \({180^ \circ }\) là góc tù.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết Số đo góc. Các góc đặc biệt Toán 6 Chân trời sáng tạo timdapan.com"