Lý thuyết phép nhân phân số

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau, nhân các mẫu với nhau.


Qui tắc

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau, nhân các mẫu với nhau:

                  \(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}.\)

Lưu ý 

a) Vì một số nguyên m được coi là phân số \(\dfrac{m}{1}\) nên

\(m.\dfrac{a}{b}=\dfrac{m}{1}.\dfrac{a}{b}=\dfrac{m.a}{1.b}=\dfrac{m.a}{b}.\)

Điều này có nghĩa là: Muốn nhân một số nguyên với một phân số, ta nhân số nguyên đó với tử của phân số và giữ nguyên mẫu.

b) Với n là một số nguyên dương, ta gọi tích của n thừa số \(\dfrac{a}{b}\) là lũy thừa bậc n của \(\dfrac{a}{b}\) và kí hiệu là \(\left (\dfrac{a}{b} \right )^{n}\). 

Theo quy tắc nhân phân số, ta có :

\({\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^n} = \underbrace {\dfrac{a}{b}.\dfrac{a}{b}.....\dfrac{a}{b}}_{n\,\,\,thừa\,\,\,số} \)\(= \dfrac{{a.a....a}}{{b.b....b}} = \dfrac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\)

Bài giải tiếp theo
Bài 69 trang 36 SGK Toán 6 Tập 2
Bài 70 trang 37 SGK Toán 6 tập 2
Bài 71 trang 37 SGK Toán 6 tập 2
Bài 72 trang 37 SGK Toán 6 tập 2
Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 35 Toán 6 Tập 2
Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 36 Toán 6 Tập 2

Video liên quan