Lý thuyết Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC

I. Nhà nước Văn Lang

1.  Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

- Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang.

2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang

- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp chiến đấu.

 

II. Nhà nước Âu Lạc

Năm 214 TCN, quân Tấn ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt. Người Lạc Việt và người Tây Âu dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, nhà Tần phải rút quân về nước.

- Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước là Âu Lạc, rời đô về Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

Bài giải tiếp theo


Từ khóa