Lý thuyết mạch dao động

A - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


A - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung \(C\) mắc với một cuộn cảm có độ tự cảm \(L\) thành mạch kín (H20.1)

H20.1 SGK vật lý 12

2. Sự biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong mạch dao động lí tưởng

Điện tích \(q\) của một bản tụ điện và cường độ dòng điện \(i\) trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian, \(i\) sớm pha \(\dfrac{\pi}{2}\) so với \(q\)

+ \(q =q_0 cos(\omega t +\varphi)\)

+ \(i =I_0 cos(\omega t +\varphi + \dfrac{\pi}{2})\)

Trong đó: \(I_0=\omega q_0\), \(\omega=\dfrac{1}{\sqrt{LC}}\)

3. Dao động điện từ tự do

Sự biến thiên điều hòa của cường độ điện trường và cảm ứng từ trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do trong mạch

4. Chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động:

\(T=2\pi\sqrt{LC}\) ; \(f=\dfrac{1}{T}\) = \(\dfrac{1 }{2\pi \sqrt{LC}}\)

5. Năng lượng điện từ

Tổng năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng điện trường trong cuộn cảm của mạch gọi là năng lượng điện từ.

\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}C{u^2} + \dfrac{1}{2}L{i^2}\)

Nếu không có sự tiêu hao năng lượng thì năng lượng điện từ trong mạch sẽ được bảo toàn.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 107 SGK Vật lí 12
Bài 2 trang 107 SGK Vật lí 12
Bài 3 trang 107 SGK Vật lí 12
Bài 4 trang 107 SGK Vật lí 12
Bài 5 trang 107 SGK Vật lí 12
Bài 6 trang 107 SGK Vật lí 12
Bài 7 trang 107 SGK Vật lí 12
Bài 8 trang 107 SGK Vật lí 12
Câu C1 trang 105 SGK Vật lý 12
Phương pháp giải một số dạng bài tập về mạch dao động

Video liên quan