Lý thuyết khái niệm số thập phân

Các số 0,1; 0,01; 0,001 được gọi là số thập phân.


a) 

 1 dm hay \(\dfrac{1}{10}\)m còn được viết thành 0,1m. 

 1cm hay \(\dfrac{1}{100}\) m còn được viết thành 0,01m. 

 1mm hay \(\dfrac{1}{1000}\) m còn được viết thành 0,001m.

Các số thập phân \(\dfrac{1}{10}\), \(\dfrac{1}{100}\), \(\dfrac{1}{1000}\) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.

0,1 đọc là: không phẩy một;     0,1 = \(\dfrac{1}{10}\)

0,01 đọc là: không phẩy không một;      0,01 = \(\dfrac{1}{100}\)

0,001 đọc là: không phẩy không không một;     0,001 = \(\dfrac{1}{1000}\)

Các số 0,1 ;  0,01 ;  0,001 gọi là số thập phân.

b) 

         

 5 dm hay \(\dfrac{5}{10}\)m còn được viết thành 0,5m.

• 7cm hay \(\dfrac{7}{100}\)m còn được viết thành 0,07m.

 9mm hay \(\dfrac{9}{1000}\)m còn được viết thành 0,009m.

Các số thập phân \(\dfrac{5}{10}\), \(\dfrac{7}{100}\), \(\dfrac{9}{1000}\) được viết thành 0,5; 0,07; 0,009.

0,5 đọc là: không phẩy năm;       0,5 = \(\dfrac{5}{10}\). 

0,07 đọc là: không phẩy không bảy;      0,07 = \(\dfrac{7}{100}\).

0,009 đọc là: không phẩy không không chín;      0,009 = \(\dfrac{9}{1000}\).

Các số 0,5 ;  0,07 ;  0,009 cũng là số thập phân.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 34 SGK Toán 5
Bài 2 trang 35 SGK Toán 5
Bài 3 trang 35 SGK Toán 5

Bài học bổ sung
Lý thuyết phân số thập phân
Lý thuyết khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Lý thuyết hàng của số thập phân, đọc, viết số thập phân

Video liên quan



Bài học liên quan