Lý thuyết hình chóp đều và hình chóp cụt đều

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hình chóp

- Hình chóp có mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh này gọi là đỉnh của hình chóp

- Đường thẳng đi qua đỉnh và  vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao của hình chóp.

- Hình chóp có đáy là tam giác gọi là hình chóp tam giác

- Hình chóp có đáy là tứ giác gọi là hình chóp tứ giác.

2. Hình chóp đều

- Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, có mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Trên hình chóp đều S.ABCD:

- Chân đường cao H là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy

- Đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.

3. Hình chóp cụt đều

Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy. Phần  hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy của hình chóp là một hình chóp cụt đều

Nhận xét: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.

Bài giải tiếp theo
Bài 36 trang 118 SGK Toán 8 tập 2
Bài 37 trang 118 SGK Toán 8 tập 2
Bài 38 trang 119 SGK Toán 8 tập 2
Bài 39 trang 119 SGK Toán 8 tập 2
Trả lời câu hỏi Bài 7 trang 117 SGK Toán 8 Tập 2

Bài học bổ sung
Lý thuyết hình chóp và hình tứ diện
Lý thuyết đa giác - đa giác đều

Video liên quan