Lý thuyết công và công suất
Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt...
I. CÔNG
Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn \(s\) theo hướng hợp với hướng của lực góc \(\alpha\) thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức \(A=Fs cos\alpha\)
+ \(\alpha\) nhọn thì \(cos\alpha> 0\), suy ra A > 0, khi đó A gọi là công phát động.
+ \(\alpha =90^0\) thì \(cos\alpha= 0\), suy ra A = 0.
+ \(\alpha\) tù thì \(cos\alpha<0\), suy ra A < 0, khi đóc A gọi là công cản.
Công có đơn vị là jun (J).
II. CÔNG SUẤT
Công suất (hay tốc độ sinh công) là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Ta có: \(P = \dfrac{\Delta A}{\Delta t}\)
Đơn vị của công suất là jun trên giây, được đặt tên là oát, kí hiệu W.
\(1W=\dfrac{1J}{1s}\)
Ngoài ra người ta còn sử dụng đơn vị thực hành của công là oát giờ (W.h)
Ta có: 1Wh = 3600 J;
1kWh = 3600kJ
Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho tất cả các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết công và công suất timdapan.com"