Lý thuyết cơ năng của vật

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

- Thế năng

+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.

+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

2. Động năng

+ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

+ Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.

Lưu ý:

Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học (chứ không cần vật đã thực hiện công cơ học) thì vật đó có cơ năng. Ví dụ: Một vật nặng đang được giữ yên ở độ cao h so với mặt đất, nghĩa là nó không thực hiện công, nhưng nó có khả năng thực hiện công (giả sử khi được buông ra) nên có cơ năng

Cơ năng cũng có đơn vị là Jun( J) như công, nhưng cần lưu ý rằng cơ năng không phải là công.

Bài giải tiếp theo
Bài C1 trang 55 SGK Vật lí 8
Bài C2 trang 56 SGK Vật lí 8
Bài C3 trang 56 SGK Vật lí 8
Bài C4 trang 56 SGK Vật lí 8
Bài C5 trang 56 SGK Vật lí 8
Bài C6 trang 57 SGK Vật lí 8
Bài C7 trang 57 SGK Vật lí 8
Bài C8 trang 57 SGK Vật lí 8
Bài C9 trang 57 SGK Vật lí 8
Bài C10 trang 57 SGK Vật lí 8

Bài học bổ sung
Lý thuyết động năng
Lý tuyết thế năng
Lý thuyết cơ năng