Lý thuyết chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến trong xã hội Âu Lạc Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý thuyết chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến trong xã hội Âu Lạc Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 15: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI ÂU LẠC

1. Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc

a. Về bộ máy cai trị

- Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu-quận, dưới châu – quận là huyện.

- Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.

- Chính quyền đô hộ cho xây dựng các thành lũy lớn ở trụ sở các châu-quận như thành Luy Lâu. Bắc Ninh, Tống Bình- Đại La,… và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền. Từ nhà Hán, các triều đại đều áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

 

b. Về kinh tế

- Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp trại bắt nhân dân ta cày cấy, áp đặt chính sách tô thuế nặng nề đặc biệt dưới thời Đường.

- Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc

c. Về xã hội và văn hóa

- Trong suốt thời Bắc thuộc chính quyền phong kiến phương Bắc đều thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt như đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt bắt nhân dân phải theo phong tục, luật phát của người Hán và tìm mọi cách xóa bỏ những tập tục lâu đời của người Việt.

2. Những chuyển biến về kinh tế- xã hội trong thời kì Bắc thuộc

a. Chuyển biến về kinh tế

- Trồng lúa nước vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.

- Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức (vàng, bạc) vẫn tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, thuỷ tinh.

- Một số đường giao thông thuỷ, bộ được hình thành. Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu-quận.

b. Chuyển biến về xã hội

- Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần trong xã hội đều có sự biến đổi.

- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

- Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.

 

Bài giải tiếp theo


Từ khóa