Lý thuyết chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 16: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

1. Tổ chức bộ máy cai trị

- Chia Âu Lạc thành 3 quận ( Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam) gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

 

2. Chính sách bóc lột về kinh tế

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi đem về nước, đặt thêm thuế khoám lao dịch nặng nề.

- Nhà Ngô và nhà Lương siết ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

- Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.

3. Chính sách đồng hóa

- Trong suốt thời Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đều thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với dân tộc ta.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cũng người Việt, xóa bỏ tập tục lâu đời, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ, Nho gió, chữ Hán du nhập vào nước ta.

II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội

1. Những chuyển biến về kinh tế

- Sử dụng cày, sức kéo trâu bò, công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất

- Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông

- Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc đồng.

- Giao thương các sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

- Biết đắp đê phòng lũ lụt.

2. Những chuyển biến về xã hội

- Các thành phần trong xã hội thay đổi căn bản so với thời Văn Lang, Âu Lạc. Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép.

- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.

- Mâu thuẫn xã hội bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách thống trị, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình.

Bài giải tiếp theo


Từ khóa