Lý thuyết các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý thuyết các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 16: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

+ Mùa xuân năm 40, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi đều căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.

+ Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, có lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược sâu sắc. 

+ Để đền nợ nước, trả thù nhà Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.

- Diễn biến của khởi nghĩa:

+ Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ nổi dậy khởi nghĩa tại cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn). Tướng lĩnh khắp 65 thành trì đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa

+ Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa

+ Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ

+ Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc.

+ Khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. 

+ Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu

- Nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

+ Nguyên nhân: Đầu thế kỉ II, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô, phong trào đấu tranh của người Việt tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

+ Mục đích: Chống lại ách thống trị, đòi lại đất nước, bảo vệ cuộc sống người dân 

- Diễn biến:

+ Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ

+ Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Quan lại nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn. Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.

+ Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).

- Ý nghĩa:

+ Cuộc khởi  nghĩa Bà Triệu không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lý Bí sau này.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân.

- Nguyên nhân: Đầu thế kỉ II, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô, phong trào đấu tranh của người Việt tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

- Mục đích: Chống lại ách thống trị, đòi lại đất nước, bảo vệ cuộc sống người dân 

- Diễn biến:

+ Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Hào kiệt ở khắp nơi kéo về hưởng ứng: Tinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Túc,..

+ Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện.

+ Tháng 4/542, nhà Lương cử quân sang đàn áp, bị nghĩa quân đánh bại, giải phóng được Hoàng Châu.

+ Đầu năm 543, nhà Lương đàn áp lần hai.

+ Nghĩa quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố và giành thắng lợi.

- Kết quả :

+ Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) vào mùa xuân năm 544.

+ Đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn võ.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

-Nguyên nhân:

+ Đầu thế kỉ VII, bất bình trước chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường , một thủ lĩnh tên là Mai Thúc Loan đã phát động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

- Diễn biến:

+ Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

+ Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)

+ Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

+ Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân.

-Kết quả:

+ Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn.

-Ý nghĩa:

+ Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

+ Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

5. Khởi nghĩa Phùng Hưng

- Nguyên nhân: Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.

- Kết quả: Khởi nghĩa thất bại nhưng đã giành quyền làm chủ trong 9 năm

- Ý nghĩa:

+ Khẳng định quyết tâm giành lại độc lập dân tộc, tự chủ, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của người Việt

+ Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược

+ Mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.

 

Bài giải tiếp theo


Từ khóa