Lý thuyết Biểu đồ đoạn thẳng SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.
Biểu đồ đoạn thẳng gồm:
- Trục ngang biểu diễn thời gian
- Trục đứng biểu diễn đại lượng ta quan tâm
- Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.
- Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.
Ví dụ:
2. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian
- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia
Bước 2:
- Tại mỗi mốc thời gian trên tục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:
- Ghi tên biểu đồ
- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng
- Ghi đơn vị trên 2 trục
3. Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng
Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng quan tâm theo thời gian.
Ta cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
+ Đơn vị thời gian là gì?
+ Thời điểm nào có số liệu cao nhất?
+ Thời điểm nào có số liệu thấp nhất?
+ Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?
+ Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết Biểu đồ đoạn thẳng SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo timdapan.com"