Lý thuyết bài tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
I. Tuần hoàn máu (hình 16-1) 1. Tâm thất phải 2, Động mạch phổi.
I. Tuần hoàn máu (hình 16-1)
Máu đi trong cơ thể thông qua 2 vòng tuần tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
Đặc điểm so sánh |
Vòng tuần hoàn nhỏ |
Vòng tuần hoàn lớn |
Đường đi của máu |
Từ tâm thất phải theo đọng mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái |
Từ tâm thất trái theo động mạch cảnh đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch cảnh trên và tĩnh mạch cảnh dưới rồi về tâm nhĩ phải |
Nơi trao đổi |
Trao đổi khí ở phổi |
Trao đổi chất ở tế bào |
Vai trò |
Thải CO2 và khí độc trong cơ thể ra môi trường ngoài |
Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống của tế bào |
Độ dài vòng vận chuyển của máu |
Ngắn hơn |
Dài hơn vòng tuần hoàn nhỏ |
- Vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:
+ Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
+ Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào cảu cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)
→ Hệ tuần hoàn giúp lưu chuyển máu trong toàn cơ thể
II. Lưu thông bạch huyết
Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ bạch huyết (hình 16-2)
Hình 16-2. Sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết
- Đường đi của bạch huyết:
Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn)
- Vai trò của mỗi phân hệ:
+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và ở nửa dưới của cơ thể
+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể
- Vai trò của hệ bạch huyết: Là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết bài tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết timdapan.com"