Lý thuyết bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện.
I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Qua các ví dụ trên có thể rút ra nhận xét:
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện
1. Hình thành phản xạ có điều kiện (hình 52-1-3)
Hãy nghiên cứu một thí nghiệm kinh điển của Nhà sinh lí học người Nga I.P.Paplôp: phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đối với ánh đèn hoặc một kích thích bất kì.
Hình 52-3. Thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi có ánh đèn
A. Bật đèn rồi cho ăn nhiều lần, ánh đèn
B. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt sẽ trở thành tín hiệu của ăn uốngvới ánh đèn đã được thành lập
2. Ức chế phản xạ có điều kiện
Trong thí nghiệm trên, phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành, nghĩa là củng cố kích thích ánh đèn gãy tiết nước bọt bằng cho ăn. Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ mất do ức chế tắt dần, ánh đèn trở thành vô nghĩa, không gây tiết nước bọt nữa.
III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện
Bảng 52-2. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện
Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
- Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện timdapan.com"