Lý thuyết Ai Cập cổ đại Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Ai Cập cổ đại Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI

I. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí:

+ Ai Cập nằm ở đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin.

+ Phía Bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.

+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập, nơi sông Nin với nhiều đồi núi và đồi cát

+ Phía đông và phía tây là sa mạc.

 

- Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập cổ đại. Vào tháng 7, mực nước sông Nin lên cao, tháng 10 nước sông rút tao nên những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì. Tháng 3, người dân thu hoạch đảm bảo nguồn lương thực.

II. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại

- Cư dân thuộc thổ dân châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã (còn được gọi lag Nôm). Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ (hay Mê-nét) theo truyền thuyết đã thống nhất các Nôm thành một vương quốc.

- Quá trình thống nhất đất nước bằng chiến tranh được thê hiện ở chi tiết chim ưng thần bảo hộ của các vua pharaong dưới con chim ưng là là danh sách những nước bị vua Na-mơ đánh bại, bên dưới là hình ảnh tù binh, mặt bên kia là hình ảnh quân đội xếp hàng, cho thấy việc thống nhất đất nước là dùng biện pháp chiến tranh.

III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ, về sau cải tiến theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo thành chữ. Họ chủ yếu dùng giấy pa-pi-rút.

- Toán học: Hàng năm, do nước sông Nin, người Ai Cập phải đo đạc lại các thửa ruộng nên họ rất giỏi, nền tảng để xây dựng Kim tự tháp.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Công trình nổi tiếng nhất của người Ai Cập chính là các kim tự tháp, nổi tiếng là Kim tự tháp Kê-ốp.

+ Nhiều tác phẩm được coi như báu vật của nhân loại như: tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ,…

- Y học: nổi bật với kĩ thuật ướp xác.

Sơ đồ tư duy Ai Cập cổ đại

Bài giải tiếp theo


Từ khóa