Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Tìm từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm


Câu 1

Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:

M: - Từ cùng nghĩa: can đảm

     - Từ trái nghĩa: hèn nhát

Phương pháp giải:

Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm

Lời giải chi tiết:

Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,

Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...


Câu 2

Đặt câu với một trong các từ tìm được:

Phương pháp giải:

Con đặt câu sao cho phù hợp về nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.

Lời giải chi tiết:

Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.


Câu 3

Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

- ....... bênh vực lẽ phải

- Khí thế .....

- Hi sinh ....

Phương pháp giải:

- Anh dũng: dũng cảm quên mình

- Dũng cảm: Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm.

- Dũng mãnh: Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường.

Lời giải chi tiết:

-    Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

-    Khí thế dũng mãnh.

-    Hi sinh anh dũng.


Câu 4

Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải chi tiết:

Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:

-    Vào sinh ra tử.

-    Gan vàng dạ sắt.


Câu 5

Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải chi tiết:

Bác Long và bác An là hai chiến hữu từng vào sinh ra tử với nhau.