Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Phân tích đề là xác định các vấn đề sau:


Đề bài

Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Lời giải chi tiết

 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phân tích đề là xác định các vấn đề sau: Nội dung trọng tâm của bài viết

- Các thao tác lập luận chính cần sử dụng: Giải thích, chứng minh, phân tích…; kết hợp các phương thức biểu đạt

Phạm vi tư liệu cần huy động

2. Tìm ý là xác định các ý văn cho bài văn nghị luận

   Có thể thực hiện việc tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi và tự trả lời rồi từ câu trả lời xác định ý văn. Sau đó, phân loại, sắp xếp tạo thành hệ thống ý lớn, ý nhỏ cho bài viết.

3. Lập dàn ý là triển khai, sắp xếp các ý theo một trật tự nhất định, hình thành cấu trúc bài viết. Dàn ý của bài văn nghị luận gồm ba phần:

a. Mở bài:

- ý 1

- ý 2

b. Thân bài:

- ý 1:

+ ý 1a:

+ ý 1a1 (nếu có)

+ ý 1a2 (nếu có)

+ ý 1b:

+ ý 1b1 (nếu có)

+ ý 1b2 (nếu có)

- ý 2:

+ý 2a:

+ ý 2a1 (nếu có)

+ ý 2a2 (nếu có)

+ ý 2b:

+ ý 2b1 (nếu có)

+ ý 2b2 (nếu có)

c. Kết bài:

- ý 1

- ý 2

II. RÈN KĨ NĂNG

Các đề bài luyện tập:

Đề 1. Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?

Đề 2. Các Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ câu nói trên.

Đề 3. Từ văn bản Cha tôi của Đặng Huy Trứ, anh (chị) hãy phát biểu quan niệm về việc đỗ trượt trong thi cử đối với bản thân.

1. Phân tích đề

 

Nội dung trọng tâm

CÁC THAO TÁC

lập luận chính

Phạm vi tư liệu

Đề 1 Vai trò của rừng trong cuộc sống. Giải thích, phân tích, chứng minh. Những dẫn chứng từ thực tế.
Đề 2 ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian. Giải thích, phân tích, chứng minh. Những dẫn chứng thực tế từ bản thân, cuộc sống.
Đề 3 Quan niệm về việc đỗ – trượt trong thi cử đối với bản thân và tầm quan trọng của vấn đề đối với sự thành đạt của một con người. Phân tích kết hợp phương thức tự sự, biểu cảm. Văn bản Cha tôi và dẫn chứng từ thực tế bản thân, cuộc sống.

2. Tìm ý

   Tìm ý cho các đề văn trên dựa vào các câu hỏi sau:

Đề 1:

1. Rừng là gì?

   Rừng là một hệ sinh thái, trong phạm vi đề bài là các loại cây cối lâu năm trên một diện tích rộng (Rừng Amazôn, rừng lá kim, rừng U Minh, rừng Việt Bắc, …)

2. Rừng mang lại cho trái đất những lợi ích gì? (Về môi trường, kinh tế, sức khoẻ…?)

   Lợi ích của rừng: Cân bằng sinh thái (Cung cấp oxi, là lá phổi xanh của trái đất, chống xói mòn, lũ lụt, …); cung cấp nhiều tài nguyên quý báu (Gỗ, thảo dược, than đá, …); tạo quang cảnh thiên nhiên trong lành, thanh bình, …

3. Thực trạng màu xanh của rừng đã và đang bị huỷ hoại, tàn phá ra sao?

   Thực trạng: Diện tích rừng giảm mạnh trong nhiều năm qua (ở nước ta từ 75% diện tích xuống còn hơn 20%) do bị con người chặt phá bừa bãi, cháy rừng, …

4. Hậu quả và nguyên nhân của thực trạng trên?

   Hậu quả: Mất cân bằng sinh thái (sạt lở, xói mòn đất, thủng tầng ôzôn…); tổn hại kinh tế…

   Nguyên nhân: Do lòng tham, sự vụ lợi của con người; do hiểu biết nông cạn, bất cẩn, …

5. Giải pháp?

   Giải pháp trước mắt: Xử lí những vi phạm về bảo vệ rừng; tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, …

   Giải pháp lâu dài: Tuyên truyền, xây dựng ý thức trồng và bảo vệ rừng; hoàn thiện luật trồng và bảo vệ rừng…

6. Đóng góp của bản thân để giữ gìn màu xanh của rừng?

   Tham gia bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, …

Đề 2

1. Tiết kiệm là gì?

   Tiết kiệm là sử dụng, chi tiêu, … vừa đủ, đúng mực.

2. Tiết kiệm để làm gì? Tiết kiệm thời gian là gì? Tại sao nói: “Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”?

   Tiết kiệm để giảm tối tối đa sức lực, tiền bạc, … của con người.

   Tiết kiệm thời gian là để trong thời gian ngắn nhất làm được khối lượng công việc lớn nhất từ đó tiết kiệm được sức lực tiền bạc của con người.

   Nếu biết tiết kiệm thời gian thì sẽ tiết kiệm được sức lực, làm ra được nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống nên có thể nói Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian.

3. Câu nói của Mác đã được thể hiện như thế nào trong cuộc sống? Ý nghĩa thực tiễn của câu nói trên trong thế giới hiện đại?

   Trong quá trình phát triển, con người không ngừng cải tiến công cụ lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.

   Mỗi sáng kiến kinh nghiệm, mỗi phát minh đều nhằm đạt đích làm sao trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể làm ra nhiều nhất các sản phẩm có chất lượng.

   Tiết kiệm thời gian trong mọi công việc là cách tốt nhất để năng cao chất lượng cuộc sống.

   Dẫn chứng: Lao động thủ công mất hai ngày làm xong một sản phẩm; sử dụng máy móc hiện đại chỉ hai từ làm ra mười sản phẩm; có giống lúa trồng 4 tháng mới thu hoạch, có giống lúa chỉ trồng 3 tháng đã có thể thu hoạch mà năng suất lại cao hơn,…

   Nhịp sống hiện đại đòi hỏi con người phải năng động, nhanh nhẹn, phải cùng một lúc làm được nhiều việc,… Do đó, con người trong thế giới hiện đại càng phải tiết kiệm thời gian.

4. Mỗi người cần làm gì để tiết kiệm thời gian?

   Làm việc có kế hoạch, khoa học, luôn nỗ lực trong học tập, lao động, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.

Đề 3

   Đọc lại văn bản Cha tôi và tìm ý theo các câu hỏi sau:

1. Nội dung của văn bản Cha tôi là gì?

2. Quan niệm về đỗ – trượt trong thi cử của Đặng Văn Trọng là gì?

3. Điều khác lạ, mới mẻ trong quan điểm của người cha?

4. ý kiến của em về quan niệm trên?

5. Quan niệm của số đông mọi người về việc đỗ – trượt trong thi cử hiện nay (theo sự hiểu biết của bản thân)?

6.  Quan niệm của bản thân?

+ Về thi cử

+ Về việc đỗ – trượt

7. Bài học rút ra từ câu chuyện của Đặng Huy Trứ?

3. Lập dàn ý

Đề 1

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về vai trò và ý nghĩa của rừng trong cuộc sống.

b. Thân bài

- Giá trị, lợi ích của rừng:

+ Rừng là lá phổi xanh duy trì sự sống trên trái đất

+ Rừng là kho tàng tài nguyên của quốc gia

+ Rừng là địa điểm du lịch hấp dẫn, …

- Rừng đang bị tàn phá

+ Thực trạng: Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, diện tích đồi trọc ngày càng tăng, …

+ Nguyên nhân: Bất cẩn, thiển cận, vụ lợi, …

- Giải pháp để cứu rừng:

+ Trước mắt:

+ Lâu dài:

c.  Kết bài

- Cảm xúc của bản thân

- Mong ước của bản thân

Đề 2

a. Mở bài

- Tiết kiệm là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm.

- Giới thiệu, trích dẫn câu nói của Mác: “Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”.

b. Thân bài

- Khái niệm tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp con người giảm tối đa sức lực và tiền bạc

- Tiết kiệm thời gian là sử dụng thời gian ít nhất để làm được khối lượng công việc lớn nhất

- Biểu hiện câu nói của Mác trong thực tế:

+ Xã hội không ngừng cải tiến công cụ lao động, KHKT

+ Mỗi cá nhân học tập, lao động không ngừng

- Ý nghĩa thực tiễn của câu nói:

+ Tiết kiệm thời gian giúp xã hội phát triển nhanh.

+ Tiết kiệm thời gian giúp cá nhân đạt hiệu quả cao trong công việc, xây dựng nếp sống tốt.

- Mỗi cá nhân cần tiết kiệm thời gian bằng cách:

+  Làm việc có kế hoạch, khoa học

+ Tránh hưởng thụ quá đà

c.  Kết bài

- Tiết kiệm thời gian là một đức tính tốt đẹp của con người

- Mỗi cá nhân cần biết sắp xếp thời gian hợp lí để tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc

- Tiết kiệm thời gian là cách tốt nhất để năng cao chất lượng cuộc sống.

Đề 3

a.  Mở bài

-  Giới thiệu văn bản Cha tôi của Đặng Văn Trọng

- Đánh giá khái quát về quan niệm đỗ – trượt của ngưới cha thể hiện trong đoạn trích.

b. Thân bài

- Thái độ và cách ứng xử của người cha trước các tình huống đỗ – trượt của con trai.

+ Lo lắng khi con trai đỗ đạt quá dễ dàng. Ông coi trọng việc đỗ đạt song theo ông, thi cử là quá trình khổ luyện.

+ Đau lòng khi con trai bị đánh hỏng nhưng ông vẫn tỏ ra rất bình thường để không làm con nản chí.

- Quan niệm của người cha: Việc đỗ – trượt trong thi cử là chuyện khó tránh. Đỗ đạt rất quan trọng với sự nghiệp của con người nhưng không phải là tất cả. Học để thành người tốt, người có ích chứ không phải là chỉ để làm quan.

- Đánh giá: Đây là một quan niệm rất tiến bộ và rất nhân văn.

- Quan niệm của bản thân về đỗ – trượt trong thi cử là gì?

+ Đỗ đạt trong học hành là ước mơ và nguyện vọng của tất cả mọi người. Học tập và rèn luyện là để thi đỗ, để có việc làm tốt, để làm việc có ích; đỗ đạt không được kiêu căng.

+ Nhưng nếu trượt thì cũng không nản. Đỗ đạt và học cao không phải là con đường duy nhất. Học để làm người chứ không phải chỉ để làm công việc nhàn hạ hay có vị trí trong xã hội, …

+ Phê phán một số quan niệm cực đoan về đỗ trượt: Quá coi trọng việc đỗ đạt; Không có ý chí học tập và vươn lên trong cuộc sống.

c. Kết luận

   Bài học rút ra cho bản thân.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến