Lập luận so sánh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm Lập luận so sánh là một thao tác nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để thấy sự giống nhau, khác nhau, từ đó mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. So sánh gồm so sánh tương phản và so sánh tương đồng.


Đề bài

Lập luận so sánh

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Lập luận so sánh là một thao tác nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để thấy sự giống nhau, khác nhau, từ đó mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. So sánh gồm so sánh tương phản và so sánh tương đồng.

2. Tác dụng

   Lập luận so sánh trong bài văn nghị luận là rất cần thiết. Sáng tạo văn học nghệ thuật là sáng tạo độc đáo. So sánh là để thấy được vẻ riêng, thấy được giá trị nổi bật của tác phẩm, từ đó đánh giá những thành công và đóng góp của nhà văn.

3. Yêu cầu

   So sánh phải cùng một tiêu chí, chung một bình diện, có thể so sánh các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh, có thể là nhân vật, tác phẩm, tác giả và phong cách… So sánh phải có mục đích cụ thể là để làm sáng tỏ hoặc khẳng định một vấn đề nào đó.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Đọc đoạn văn (tr. 174 SGK) và chỉ ra cách so sánh cùng với những nhận xét, đánh giá cụ thể của tác giả.

   Trong đoạn văn trên:

- Tác giả dùng hai cách so sánh: So sánh tương đồng “một dân tộc”; So sánh tương phản: “Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi” “một khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công oanh liệt chưa từng thấy” và “khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang.”

- Đánh giá, nhận xét của tác giả: Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu vừa có điểm giống vừa có điểm khác áng “thiên cổ hùng văn” của Nguyễn Trãi. Từ đó ca ngợi sự anh dũng hiên ngang của người nghĩa sĩ Cần Giuộc và vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm

2. Khi phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu có thể so sánh với hình tượng người tráng sĩ trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão và hình tượng người lính trong những tác phẩm văn học: “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Đồng chí” (Chính Hữu), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi); hình ảnh người lính trong một số bài thơ của Tố Hữu “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong thơ Hồ Chí Minh, …

 


Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến