Khi bàn về phương pháp học tập, trau dồi văn hóa, có người cho rằng: "Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả". Hãy giải thích câu trên - Ngữ Văn 12

Đây là ý kiến của Edouard, một cố nghị trưởng Pháp, mà câu nói đầy đủ là: “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, đó là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả”


Đây là ý kiến của Edouard, một cố nghị trưởng Pháp, mà câu nói đầy đủ là: “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, đó là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả”

Thoạt nghe, câu nói có vẻ nghịch lí: văn hóa là cái còn lại, là cái vẫn thiếu, không tùy thuộc những gì nhớ được, những gì học được. Tại sao vậy?

Ta hãy giải thích vấn đề trên.

Trau dồi văn hóa và quan niệm đúng đắn về cách học

Văn là vẻ đẹp, hóa là biến đổi (cho tốt hơn). Văn hóa là tất cả những thành tựu về vật chất và tinh thần của con người từ thời công xã nguyên thủy cho đến thời đại ngày nay (đặc biệt là những thành tựu về tư tưởng văn học, nghệ thuật, khoa học).

Văn hóa vừa mang tính cộng đồng dân tộc, nhân loại, vừa bao hàm ý nghĩa đối với cá nhản, ở mỗi con người, đó là sự tiếp thu, rèn luyện và phát triển trí thức đạo đức Muốn thế, con người phải học tập. Nói con người có văn hóa là con người có tri thức và nhân cách.

Tiếng Pháp gọi văn hóa là “culture”, có cùng nghĩa với sự trồng trọt; người có văn hóa được chăm lo trí tuệ để cống hiến cho đời, như cây trồng được vun xới sẽ ra hoa, kết quả.

Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên tất cả.

Văn hóa có mục đích đào tạo con người theo mẫu mực tốt đẹp. Ta không chỉ tiếp thu những điều đã học mà phải chủ động suy nghi, tích cực vận động, biến nó thành tri thức của mình. “Những con ong hút nhụy hoa để tạo thành mật, mật đó được gọi là mật ong" nói lên ý nghĩa đó.

Cho nên ta có thể quên những điều đã học, nhưng vẫn còn lại trong trí óc một cách nhận thức, một phương pháp suy luận để vận dụng vào cuộc sống, phát triển và sáng tạo. Chẳng hạn. ta có thể quên mọi bài toán, công thức, định lí đã học, nhưng toán học vẫn giúp ta phân tích, suy luận giải quyết những vấn đề của cuộc sống.

Có thể hiểu câu nói như sau: Sự trau đổi văn hóa, việc học chân chính không tùy thuộc cái người ta “có” mà thuộc cái người ta “thành”. “Có” ta sẽ quên, nhưng “thành” sẽ còn mãi trong ta.

Phê phán quan niệm sai lệch về cách học

Văn hóa không phải là những kiến thức tích lũy trong trí nhớ con người. Sự trau dồi văn hóa - sự học - không có nghĩa cố nhồi nhét cho thật nhiều
kiến thức, rồi lặp lại như con vẹt. Không phải cứ có trí nhớ giỏi, có kí ức mạnh là thành dạt.

Cách học đó thật phù phiếm, đôi khi có thể làm cho con người trở nên lệch lạc, kiêu ngạo. Tưởng nhớ nhiều là hơn người, buộc người khác kính phục mình: thật ra mớ ngôn ngữ thuộc lòng, thái độ hợm mình đó chỉ làm cho người khác khó chịu, xem thường.

Chỉ nhớ đều đã học, lặp lại kiến thức đã học sẽ làm cho mình dần dần trở nên nô lệ sách,vở trở thành mọt sách, không còn khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Câu nói “quá tin vào sách, chẳng thà không có sách” của người xưa đã cảnh giác ta điều đó.

Tuy nhiên, ý kiến phê phán cách học nhồi nhét, lệch lạc trên hoàn toàn không phủ nhận cái học sách vở. Cái học từ sách vở xưa nay vẫn là một cách học hữu hiệu để trau dồi văn hóa, phát triển nhân cách và tài năng, miễn là theo phương pháp chủ động, tích cực như đã trình bày.

Tóm tắt: Câu nói trên bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, nhồi nhét và khẳng định quan niệm chủ động học tập, rèn luyện văn hóa.

Mở rộng: Việc học trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn nhiều lí thuyết, ít thực hành, nặng thuyết giảng, nhẹ vận dụng. Cho nên, ta cần học tập, rèn luyện tri thức một cách chủ động, tích cực hơn.

 

Bài giải tiếp theo
Suy nghĩ gì về một thói quen trong xã hội: sự nịnh bợ - Ngữ Văn 12
Khi bàn về chủ đề: Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay có ý kiến cho rằng: "Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả". Anh (chị) có ý kiến gì về quan niệm trên? - Ngữ Văn 12
Bình luận về văn minh, lịch sự trong xây dựng nếp sống mới, con người mới hiện nay ở đất nước ta - Ngữ Văn 12
Sức mạnh nào giúp con người bớt đi những lo âu, sợ hãi và đau khổ? - Ngữ Văn 12
Bình luận về sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay - Ngữ Văn 12
Một nhà văn Nga đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”. Em nghĩ thế nào về câu nói ấy? - Ngữ Văn 12
Quan niệm của bạn về lối sống giản dị của một con người có văn hóa - Ngữ Văn 12
Hãy nói lên những suy nghĩ khi đọc đoạn thơ sau đây của Tố Hữu: "Nếu là con chim, là chiếc lá. Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" - Ngữ Văn 12
Bình luận về cách ứng xử lịch sự, văn minh - Ngữ Văn 12
Thời trang nói gì về con người? - Ngữ Văn 12

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa