Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Hành động xâm lược của Pháp đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn. Tại Đà Nằng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.


1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861).

- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.

- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:

+ Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh...

+ Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn (1867)

- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:

+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh...

+ Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...

Bài giải tiếp theo
Kháng chiến chống Pháp lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào ?
Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
Hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
Dựa vào lược đồ (hình 86), nêu một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì.
Lý thuyết cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873