Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pok, Đồng Nai…


Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pok, Đồng Nai… đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’Ling (12 MW) trên sông Xrê Pok. Chỉ từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng. Theo thời gian, các bậc thang thủy điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng này của Tây Nguyên.

-Công trình thủy điện Yaly (720 MW) trên sông Xê Xan được khánh thành tháng 4 năm 2002. Bốn nhà máy thủy điện khác được xây dựng ngay những năm sau đó là Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của thủy điện Yaly) và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly). Khi hoàn thành các nhà máy thủy điện này, thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500 MW.

-Trên hệ thống sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là điện Buôn Kuop (280 MW) khởi công năm 2003; thủy điện Buôn Tua Srah (85 MW), khởi công năm 2004; thủy điện Xrê Pok 3 (137 MW), thủy điện Xrê Pok 4 (33 MW), thủy điện Đức Xuyên (58 MW). Thủy điện Đrây H’Ling đã được mở rộng lên 28 MW.

-Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thủy điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW) và Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian tới.

Với việc xây dựng các công trình thủy điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên. Các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Bài giải tiếp theo
Đọc bản đồ Hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?
Hãy trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Video liên quan



Từ khóa