Khái quát chung về Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương.


Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23,6 nghìn km2), số dân vào loại trung bình (12 triệu người, năm 2006), nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. Với những ưu thế về vị trí địa lí, về nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật, lại có những chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế-xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Bài giải tiếp theo
Các thế mạnh và hạn chế của vùng
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Nêu bật những thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển nền kinh tế mở của vùng
Hãy nêu những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu?
Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển tổng hợp nền kinh tế
Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.
Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng.
Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.

Video liên quan



Từ khóa