Kể lại chuyến đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám lớp 8
1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về chuyến đi thăm di tích lịch sử: Đó là địa điểm nào? Em đến vào thời gian nào? Trong dịp gì?
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về chuyến đi thăm di tích lịch sử: Đó là địa điểm nào? Em đến vào thời gian nào? Trong dịp gì?
2. Thân đoạn:
- Thứ đầu tiên khiến em ấn tượng về khu Văn Miếu chính là phần tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích rộng lớn.
- Hồ nước trong xanh, phẳng lặng, cây cối bên bờ xum xuê, rủ bóng dưới mặt hồ.
- Bước qua khu vực hồ thì chính là cổng Văn Miếu.
- Vượt qua Khuê Văn Các ta chính thức tiến vào nơi có dựng bia tiến sĩ.
3. Kết đoạn: Kết thúc chuyến tham quan, nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về địa điểm đó.
Mẫu 1
Em đã từng có dịp tham quan khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, và chuyến tham quan nãy đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như trải nghiệm đáng nhớ nhất cuộc đời mình.
Khi đặt chân đến Văn Miếu, em phải bất ngờ trước chiếc cổng, nó thật đẹp đẽ, trang nghiêm, dù có phần đã bạc màu đi theo dòng chảy của thời gian. Văn Miếu như một cụ già thông thái, phúc hậu, hiền từ đang mỉm cười nhìn theo chúng em, mời chúng em vào và cảm nhận những trang lịch sử hào hùng, truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc ta.
Khi đến đây, không thể không kể đến 82 tấm bia Tiến sĩ nổi tiếng, trên mỗi tấm bia đều khắc tên, tuổi, tiểu sử, khoá thi của các sĩ tử bằng chữ Hán, mỗi tấm bia đều được đặt trên lưng của những chú rùa vô cùng oai nghiêm và trang trọng, rùa chính là một trong tứ vật linh thiêng nhất theo quan niệm của người dân ta lúc bấy giờ.
Khi tham quan xong Văn Miếu, em cảm thấy vô cùng bồi hồi và xúc động khi chứng kiến vẻ đẹp lịch sử, truyền thống hiếu học, coi trọng người tài suốt bao đời nay của ông cha ta. Nếu có ai đó hỏi em rằng, nếu có cơ hội được tham quan một di tích lịch sử, em sẽ lựa chọn nơi nào? Thì lúc đó em sẽ không ngần ngại mà trả lời đó chính là trường Đại học đầu tiên của nước ta – Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Mẫu 2
Hà Nội - Một thành phố với hàng trăm năm lịch sử và văn hóa, đã chứng kiến nhiều di tích lịch sử quan trọng. Trong số đó, Văn Miếu Quốc Tử Giám là một điểm đến không thể bỏ qua. Hôm nay, tôi muốn kể lại chuyến đi tham quan di tích này, một trải nghiệm tuyệt vời để khám phá và hiểu rõ hơn về nguồn gốc và giá trị của tri thức trong xã hội Việt Nam.
Với kiến trúc cổ kính và uy nghiêm, Văn Miếu Quốc Tử Giám mang trong mình dấu ấn của triều đại Lê - một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam. Được xây dựng vào thế kỷ XI, ngôi miếu này ban đầu là nơi tổ chức các cuộc thi tiến sĩ để tìm ra những con người xuất sắc nhất trong việc hoàng gia có thể tin cậy để giữ vai trò quản lí tri thức. Đặt chân vào Văn Miếu Quốc Tử Giám, tôi được tiếp tục hòa mình vào không gian thanh tịnh và trang nghiêm. Các hàng cây xanh mướt bao quanh đường đi, tạo ra một cảm giác yên bình và thoải mái. Những ngôi đền nhỏ được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, với các biểu tượng của tri thức như Đại Thành - nơi lưu giữ danh sách các tiến sĩ xuất sắc nhất. Tôi không thể không ngạc nhiên khi biết rằng Văn Miếu Quốc Tử Giám đã tồn tại suốt hàng trăm năm và vẫn giữ được sự toàn vẹn của mình. Đây là một minh chứng cho lòng kính trọng và sự coi trọng tri thức trong xã hội Việt Nam từ xa xưa đến hiện đại. Trong suốt chuyến đi, tôi có cơ hội chiêm ngưỡng các bia ghi danh tiếng của những người đã đỗ cử nhân, tiến sĩ trong quá khứ. Nhìn vào từng cái tên được khắc trên bia, lòng tự hào dành cho quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam trong việc coi trọng tri thức không ngừng lan tỏa trong con tim tôi. Không chỉ là một di tích lịch sử, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là một nơi linh thiêng và trang nghiêm. Tôi đã có dịp tham dự một buổi lễ tưởng nhớ các vị tiến sĩ xuất sắc của quá khứ. Trong không khí trang trọng, những người tham gia lễ hành hương và đặt hoa tưởng niệm, để ghi nhớ công lao của các tri thức đã đóng góp cho xã hội. Chuyến đi này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về quá khứ lịch sử của Việt Nam, mà còn mang lại cho tôi niềm tự hào về lòng kính trọng tri thức trong xã hội. Văn Miếu Quốc Tử Giám là một bảo tàng sống đầy ý nghĩa, giữ cho chúng ta kết nối với quá khứ và nhắc nhở chúng ta về giá trị của tri thức trong cuộc sống hàng ngày. Khi rời xa Văn Miếu Quốc Tử Giám, lòng biết ơn và cảm phục đã lan tỏa trong con tim tôi.
Chuyến đi này không chỉ để khám phá di tích lịch sử quan trọng, mà còn để tôi nhận ra rằng tri thức là một nguồn lực vô giá và cần được trân trọng và bảo vệ.
Mẫu 3
Vào một buổi sáng đẹp trời, tôi cùng nhóm bạn hồ hởi bước vào khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng ở Hà Nội, nơi gắn liền với văn hóa và giáo dục của người Việt Nam từ hàng trăm năm qua.
Ngay từ khi bước vào cổng chính, chúng tôi đã được chào đón bởi khung cảnh thanh bình và yên tĩnh.
Đầu tiên, chúng tôi ghé thăm Đền Văn Xuân - nơi dành riêng để tưởng nhớ các danh nhân xuất chúng của quốc gia. Tiếp theo, chúng tôi tiến vào khu vực Đền Quốc Tử Giám - nơi thờ các văn hào, nhà giáo và các quan triều đại. Đền được xây dựng tráng lệ với kiến trúc cổ kính. Sau khi đi qua Đường Văn Miếu - nơi diễn ra Lễ Kết Nghĩa Học Sinh, chúng tôi tiếp tục khám phá Khu Thành Triều Quốc Tử Giám. Các hành lang rộng rãi được trang trí bằng tranh ảnh của các danh nhân đã từ thiên thu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Chuyến đi tham quan di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám đã mang lại cho chúng tôi những trải nghiệm tuyệt vời. Chúng tôi không chỉ được chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ kính, mà còn hiểu hơn về sự quý giá của tri thức và giáo dục trong cuộc sống của con người. Đó là một chuyến đi ý nghĩa và khó quên!
Mẫu 1
Trong lần về Hà Nội thăm ông bà gần đây nhất, em đã có dịp được đến thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, một trong những công trình kiến trúc thể hiện sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam ta từ những thế kỷ XXI. Nơi đây cũng là một trong những địa điểm vô cùng thu hút khách du lịch của Hà Nội.
Hôm ấy là thứ bảy, mùa thu ở Hà Nội rất dịu dàng và mát mẻ, cả gia đình em thuê một chiếc ô tô, để đi đến Quốc Tử Giám, sau khi mất khoảng 40 mươi phút ngồi xe thì cuối cùng em cũng được chiêm ngưỡng cái vẻ cổ kính, uy nghiêm của ngôi trường có niên đại sớm nhất Việt Nam này. Cả nhà em ai nấy cũng vô cùng hào hứng và vui vẻ, xuống xe và đi bộ dần vào bên trong, vừa đi vừa nói chuyện rộn ràng. Thứ đầu tiên khiến em ấn tượng về khu Văn Miếu chính là phần tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích rộng lớn. Khu Văn Miếu bao gồm có 4 cửa, ngăn cách khu vực ra làm 5 tầng không gian khác nhau, chúng em theo sự hướng dẫn, tiến vào từ cửa chính ở phía Nam, quang cảnh đầu tiên chúng em nhìn thấy đó chính là một hồ nước trong xanh, phẳng lặng, cây cối bên bờ xum xuê, rủ bóng dưới mặt hồ, tạo cảm giác vô cùng thư thái mát mẻ, hỏi ra thì mới biết đây gọi là hồ Văn hay còn gọi là hồ Mình Đường, hồ Giám. Bước qua khu vực hồ thì chính là cổng Văn Miếu, với với cửa hình vòm rộng lớn, phía trước có 4 trụ lớn và hai tấm bia Hạ mã. Cổng này vốn được xây bằng gạch, quét sơn trắng nhưng có lẽ do thời gian mài mòn nên phần tường gần mái đã phủ đầy rêu phong, mái gạch vốn đỏ giờ cũng ngả màu, khiến nó mang một vẻ cổ kính, lâu đời. Tiến vào bên trong chính là vườn Giám rộng lớn cây cối rợp bóng, xanh tươi và khu Văn Miếu mang đậm vẻ thâm nghiêm tĩnh mịch. Xuyên qua hết khu này là đến cổng thứ hai mang tên Đại Trung Môn, dẫn thẳng đến Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc khá độc đáo. Với hình ảnh ngôi lầu tám mái, bốn cửa tròn, được sơn màu đỏ, lấy bốn trụ gạch vuông làm đế, được ví là nơi giao hòa hội tụ linh khí đất trời. Em phát hiện ra rằng hình ảnh của Khuê Văn Các chính là những hình chìm được in trên các tờ tiền polymer mà chúng ta hằng ngày không bao giờ để ý. Vượt qua Khuê Văn Các ta chính thức tiến vào nơi có dựng bia tiến sĩ, trong đó em khá ấn tượng với một chiếc giếng lớn hình vuông nằm ở giữa, được gọi là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Ao Văn. Hai bên giếng là các bia Tiến sĩ lớn bằng đá xanh, mỗi tấm bia như vậy được dựng trên lưng một con rùa bằng đá, quay mặt vào giếng. Em đếm cả thảy có 82 chiếc bia đá lớn, mà để bảo vệ cho chúng khỏi mưa nắng, người ta còn dựng lên hai tòa đình vuông, với trụ được làm bằng gỗ, mái bằng ngói đỏ, còn gọi là đình thờ bia. Nghe nói rằng đến Văn Miếu sờ đầu rùa, học hành sẽ tinh thông hơn, thế nên em đã đi một vòng sờ em hơn 10 cái đầu rùa, cốt chỉ mong năm em học hành tiến bộ hơn. Bố em thấy thế chỉ biết phì cười vì sự ngây thơ của đứa con là em.
Kết thúc chuyến thăm, cả gia đình em còn tham quan nhiều địa điểm khác nữa, nhưng có lẽ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hình ảnh Khuê Văn Các, bia Tiến Sĩ, đầu rùa là để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc hơn cả. em mơ tưởng về một thời xa xưa nơi đây đã đến và đi biết bao nhiêu sĩ tử, đã vinh danh biết bao nhiêu tiến sĩ mà lòng bồi hồi không thôi.
Mẫu 2
Năm nay anh trai của em sẽ tham gia kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia. Cũng như các sĩ tử khác, anh ấy đã có một chuyến đi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu nguyện. Em đã đi cùng anh ấy đến đó và có một chuyến tham quan rất tuyệt vời.
Văn Miếu nằm giữa lòng Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp. Nơi đây vẫn mang đậm nét kiến trúc cổ xưa, giống như một tòa thành cổ bị bỏ quên giữa phố thị. Đến gần Văn Miếu, không khí trở nên mát lạnh và thanh tĩnh lạ lùng. Có lẽ chính nhờ hàng cổ thụ cao mọc rải rác trong kiến trúc và bao quanh bên ngoài tạo thành lớp tường thành vững chãi, ngăn trở mọi ồn ào của phố xá.
Đi vào từ cổng chính của Văn Miếu, em nhìn thấy một kiến trúc cổng rất lớn gồm ba cửa và hai tầng. Phần mái của tầng trên ghi ba chữ Hán Cổ có nghĩa là Văn Miếu Môn (tức cửa của Văn Miếu). Những vết rêu xanh mọc trên tường không làm sa sút đi vẻ uy nghi của cổng miếu, trái lại làm tăng thêm vẻ trang nghiêm, túc mục cho kiến trúc này. Đi qua cánh cổng, em gặp gỡ một hồ nước khá rộng có tên là hồ Giám (hay còn gọi là hồ Văn. Giữa lòng hồ là một cái gò khá rộng rãi tên là Kim Châu. Trên gò có một kiến trúc như cái đình hóng gió tên là Phán Thủy Đường - nơi diễn ra những buổi bình luận văn chương của nho sĩ thời xưa. Nhìn sang phía Tây của hồ nước, có một khu vườn xanh tốt. Khu vườn đó là nơi các sĩ tử sau khi đàm đạo văn chương thì dừng chân lại để thư giãn. Do đó nó có cùng tên với hồ nước bên cạnh, tức vườn Giám.
Tiếp tục đi về phía trước, qua khỏi hồ nước, em lại gặp gỡ chiếc cổng thử hai. Chiếc cổng này chỉ có một tầng, chia làm ba gian, với nền gạch cao và mái che thiết kế kiểu mái đình thời xưa. Vị trí cổng nằm ở giữa của toàn thể Văn Miếu nên được gọi là Đại Trung Môn. Trước và sau cánh cổng này đều là các khoảng không gian rộng lớn với các con đường lát gạch song song với nhau kéo dài mãi. Giữa các con đường là hồ nước nhỏ, cây cối, hoa cỏ… tạo nên không khí trong lành, cảnh vật tĩnh mịch. Nhìn cảnh đẹp này, em suýt quên mất Văn Miếu nằm ngay giữa thủ đô Hà Nội xa hoa tráng lệ.
Bước qua Đại Trung Môn, đi một đoạn đường dài, em mới đặt chân đến kiến trúc tiếp theo là Khuê Văn Các. Đây là một kiến trúc lầu vuông có tám mái, cao gần chín thước (tức khoảng 2,7 mét). Trong đó chia thành bốn mái thượng và bốn mái hạ. Công trình này có kiến trúc lầu cổ rất độc đáo, với các cây cột được chạm trổ hoa văn tinh xảo, cùng phần lầu phía trên được sơn son thiếp vàng và những mái ngói đỏ tươi rực rỡ xếp chồng lên nhau. Rời khỏi Khuê Văn Các, em và anh trai đi đến mục tiêu chính của ngày hôm nay là Vườn bia tiến sĩ. Ở đó là nơi có tám mươi hai bia tiến sĩ được đặt trên lưng các con rùa đá to lớn. Các tấm bia đá đó đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giớ từ năm 2010. Đến nơi, anh trai em lần lượt sờ đầu các cụ rùa để cầu may mắn. Đây là một hành động có ý nghĩa tâm linh mà hầu như sĩ tử nào đến Văn Miếu cũng thực hiện. Em cũng đã bắt chước anh trai xoa đầu các cụ rùa, để cầu may mắn cho kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Vì không có nhiều thời gian, nên sau khi rời khỏi Vườn bia tiến sĩ. em và anh trai nhanh chóng đi qua hai kiến trúc lớn là Đền Khải Thánh và Đại Thành Môn. Dù chỉ thoáng qua, nhưng kiến trúc đặc biệt cổ kính và trang nghiêm của nơi này cũng đủ làm em nhớ mãi.
Rời khỏi Văn Miếu Quốc Tử Giám, hòa vào dòng xe tấp nập trên phố. Em cứ nhớ mãi không gian mát lạnh, trong lành, yên tĩnh ở trong đó. Chuyến tham quan này đã đem đến cho em những trải nghiệm tuyệt vời khó mà quên được.
Mẫu 3
Ta được biết Văn Miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường Đại học đầu tiên của nước ta, nơi đây mang đậm những ý nghĩa đặc biệt và dấu ấn hào hùng của lịch sử của mảnh đất Thủ đô hàng nghìn năm văn hiến. Em rất may mắn khi đã có dịp được đi tham quan di tích lịch sử này và được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của nơi đây.
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây là minh chứng rõ rệt nhất cho truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài và chăm chỉ của nhân dân ta từ xưa đến nay, chính nơi này đã đào tạo ra rất nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Văn Miếu thờ ba vị Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông, đều là những vị Vua anh minh và lỗi lạc. Khi đặt chân đến Văn Miếu, em vô cùng ấn tượng trước 82 tấm bia tiến sĩ được trưng bày, mỗi khu nhà sẽ có 41 tấm bia đá và đều quay mặt về phía giếng, được biết đây là “Di sản tư liệu thế giới” đã được UNESCO công nhận.
Toàn bộ Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng mang hơi hướng của kiến trúc cung đình đầu triều Nguyễn. Các khu chủ thể như Hồ Văn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Khuê Vân Các đều được xây dựng theo bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam. Ngắm nhìn kiến trúc nơi đây khiến em không khỏi thán phục trước tài năng của ông cha ta ngày trước, những hoa văn được xây dựng vô cùng khéo léo và tỉ mỉ, tham quan nơi đây khiến em có cảm giác mình như đang sống lại trong lịch sử của nhân dân ta.
Em lắng nghe anh hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về Văn Miếu, em được biết thêm về thầy Chu Văn An, một người thầy tài giỏi và mẫu mực được vua Trần hết sức kính trọng và thờ tụng tại đây. Nơi đây mang đậm những trang lịch sử hào hùng và đẹp đẽ, em lần lượt đi tham quan các khu vực khác nhau và cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Giờ đây trong em, sự tự hào từ tận sâu trái tim của người con đất Việt, đã dâng lên những giọt nước mắt, vô cùng tự hào và vui sướng khi biết rằng đất nước ta luôn tinh tế, giản dị, coi trọng người tài và luôn mang trong mình truyền thống hiếu học. Chính vì thế, đất nước của chúng ta sẽ tiến nhanh và tiến xa hơn trên con đường phát triển, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Chuyến tham quan khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám đã để lại rất nhiều cảm xúc trong em và đây sẽ là chuyến đi mà em không bao giờ quên.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Kể lại chuyến đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám lớp 8 timdapan.com"