Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 129 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Giải bài tập Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 129 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề bài: Kể về một việc làm tốt của bạn em.


Đề bài

Đề bài: Kể về một việc làm tốt của bạn em.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hướng dẫn tìm ý:

1. Em chọn người bạn nào đã làm việc tốt để kể ?

-   Bạn cùng lớp, trường.

-   Bạn cùng làng, phố, khu tập thể.

2. Em kể về việc làm tốt nào của bạn ?

-  Giúp đỡ bạn học tập tiến bộ.

-  Giúp đỡ người già.

-  Cứu bạn thoát hiểm.

-  Tự vượt khó vươn lên để học giỏi.

3. Bạn em đã làm việc tốt đó như thế nào ?

-   Hoàn cảnh, tình huống dẫn đến việc làm của bạn.

-   Suy nghĩ, hành động, lời nói cụ thể của bạn.

-   Kết quả việc làm của bạn.

4. Trao đổi với các bạn cảm nghĩ của em về việc làm tốt của bạn em.

Lời giải chi tiết

     Trước đây, tôi thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện đã xảy ra tuần trước khiến tôi hiểu là không phải như vậy đâu các bạn ạ. Tôi đã được chứng kiến một tấm gương người tôt việc tốt ngay tại lớp tôi. Tôi xin kể lại về tấm gương ấy là bạn Ngô Xuân Anh.

      Hôm ấy là tiết 4 môn sinh học thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2015. Sau giờ ra chơi, Xuân Anh vào phòng bộ môn sinh cùng với các bạn trai và nhặt được tờ tiền 200.000 đồng. Cả lớp ồ lên có bạn còn nói: "Tại sao mình lại là người không nhặt được số tiền ấy nhỉ?" Thấy bạn Xuân Anh đưa mắt nhìn sau đó suy tư một hồi lâu như đang nghĩ: "Trả hay không trả? Có tiền, chắc là bạn sẽ mua truyện này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi ao ước từ bấy lâu,..." Thấy Xuân Anh cười tủm tỉm Một bạn trai liền nói: "Xuân Anh ơi, đừng đưa tiền cho cô giáo mà dùng tiền khao cả lớp trà đá đi." Một nửa lớp đồng thanh nói: "Ừ đúng rồi, Xuân Anh ơi đừng trả." Đột nhiên một bạn nói: " Bạn Xuân Anh ơi, hãy đưa lại tiền cho cô giáo để cô trả lại cho người mất đi. Cậu còn nhớ phong trào nhà trường phát động không đó là: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất."

      Còn một nửa kia của lớp cũng đồng ý, ý kiến của bạn đó. Một nửa lớp thì bảo không trả còn nửa kia của lớp thì bảo trả. Xuân Anh chỉ cười không nói, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài. Tôi nhìn theo và nghĩ "Hình như bạn muốn trả lại cho người mất hay sao ấy". Một lúc sau bạn lặng lẽ quay trở về phòng tiếp tục học với nét mặt thanh thản.

      Quả nhiên, sáng thứ 2, bạn Xuân Anh được cô hiệu trưởng tuyên dương trong giờ chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến Xuân Anh vô cùng xúc động. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong tôi sự thật thà trả lại người mất dù là những vật nhỏ bé trong lớp. Tôi chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.