Hướng động

Khái niệm, đặc điểm cảm ứng ở thực vật, khái niệm hướng động, cơ chế và vai trò của hướng động, các hình thức hướng động


Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích.

Đặc điểm: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Có 2 hình thức cảm ứng ở thực hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).

Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích từmột hướng xác định.

Có hai loại hướng động chính :

Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích

Cơ chế: Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích không đều nhau.

  • Hướng động dương do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía có kích thích → cơ quan uốn cong về phía kích thích.
  • Hướng động âm xảy ra theo cơ chế giống hướng động dương nhưng ngược lại.

Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi (ánh sáng, nước, dinh dưỡng) và tránh xa các tác nhân không thuận lợi của môi trường → giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

Các hình thức hướng động ở thực vật: Tùy thuộc vào tác nhân kích thích từ một hướng, hướng động được chia thành: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc.
Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 101 SGK Sinh học 11
Quan sát hình 23.1 , nêu nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
So sánh sự sinh trưởng của các cây trên hình 23.3 và trả lời các câu hỏi sau
Hãy nêu vai trò của hướng sáng dương của thân, cành cây và cho ví dụ minh họa.
Bài 2 trang 101 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 101 SGK Sinh học 11
Bài 4 trang 101 SGK Sinh học 11
Bài 5 trang 101 SGK Sinh học 11

Bài học bổ sung
Ứng động
Cho ví dụ về sinh trưởng ở động vật. Cho ví dụ về phát triển ở động vật.

Video liên quan