Hoạt động 4 trang 38 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 2

Giải bài tập hoạt động 4 trang 38 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 2


Đề bài

Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời, kết luận.

Khi đưa một vật cần quan sát lại gần mắt, cơ vòng phải dần co bóp mạnh hơn để thể thủy tinh phồng dần lên. Khi cơ vòng co bóp mạnh nhất, thể thủy tinh phồng ra nhiều nhất, ta nói mắt ở trạng thái điều tiết tối đa. Khi này vật cần quan sát ở vị trí gần mắt nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ.

Khi đưa một vật cần quan sát ra xa mắt, cơ vòng giãn dần ra để thể thủy tinh dẹt lại dần. Khi cơ vòng giãn đến mức hoàn toàn không co bóp, thể thủy tinh dẹt nhất, ta nói mắt ở trạng thái không điều tiết. Khi này vật nhìn rõ ở vị trí xa mắt nhất.

- Biết rằng một người có mắt tốt khi mát ở trạng thái không điều tiết, tiêu điểm của thể thủy tinh nằm ngay màng lưới. Em hãy cho biết, điểm cực viễn của người có mắt tốt nằm ở vị trí nào trước mắt ?

- Một người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật ở rất xa. Ví dụ khi nhìn một ngôi sao, người này thấy đó là một chấm sáng không bị nhòe (hình minh họa H27.13). Em hãy cho biết, khi người có mắt tốt nhìn một ngôi sao, mắt người này có phải điều tiết hay không, vì sao ?

- Em hãy nêu một cách xác định xem điểm cực cận của mắt em ở cách mắt bao nhiêu (hình minh họa H27.14). Thực hiện theo cách đã nêu và cho biết kết quả xác định được. Nhớ thực hiện đối với mỗi bên mắt vì điểm cực cận ở mỗi bên mắt có thể giống nhau nhưng cũng có thể khác nhau.

Lời giải chi tiết

- Điểm cực viễn của người có mắt tốt nằm ở xa vô cùng.

- Khi một người mắt tốt nhìn ngôi sao, người này không phải điều tiết vì người đó đang nhìn ở điểm cực viễn.

- Cách xác định điểm cực cận của mắt: Cầm một trang sách đưa lại gần mát, khi nào bắt đầu quan sát các dòng chữ nhòe đi thì điểm đó là điểm cực cân của mắt. Điểm cực cận của người bình thường cách mắt khoảng từ 20 cm đến 25 cm.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến