Bài 4 trang 48 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2
Giải bài tập Bài 4 trang 48 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2.
Đề bài
Thế nào là điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn, giới hạn nhìn rõ của mắt?
Mắt phải điều tiết tối đa và mau bị mỏi khi quan sát vật tại vị trí nào ở trước mắt?
Mắt không phải điều tiết và không mỏi khi quan sát vật ở vị trí nào ở trước mắt?
Một người mắt tốt có điểm cực viễn tại vị trí nào ở trước mắt?
Cho rằng mắt học sinh ngồi gần cuối lớp vẫn nhìn rõ các dòng chữ khá nhỏ viết trên bảng thì học sinh này có mắt tốt và cũng có thể nhìn rõ được các vật ở vị trí rất xa. Em hay nêu cách xác định điểm cức cận, điểm cực viễn, khoảng cực viễn của mắt mình và mắt một bạn học khác trong lớp (hình minh họa H27.40). Nêu kết quả xác định được. Chú rằng cực cận, cực viễn của mắt phải và mắt trái có thể khác nhau (hình minh họa H27.41).
Lời giải chi tiết
- Điểm đặt vật ở gần mắt nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu \({C_c}\))
- Điểm đặt vật ở xa mắtnhất mà mắt còn có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn (kí hiệu \({C_v}\))
- Khoảng cách từ mắt đến điểm \({C_c}\) là khoảng cực cận (khoảng nhìn rõ ngắn nhất)
- Khoảng cách từ mắt đến điểm \({C_v}\) là khoảng cực viễn (khoảng nhìn rõ xa nhất)
- Khoảng cách từ điểm \({C_c}\) đến điểm \({C_v}\) là giới hạn nhìn rõ của mắt.
- Mắt phải điều tiết tối đa mà mau bị mỏi khi quan sát vật tại điểm \({C_c}\)
- Mắt không điều tiết và không bị mỏi khi quan sát vật ở điểm \({C_v}\)
- Một người mắt tốt có điểm cực viễn tại vị trí xa vô cùng.
- Để xác đinh điểm \({C_c}\): ta đưa trang sách từ xa lại gần mắt, khi nòa các chữ bắt đầu mờ đi và không nhìn rõ thì điểm đó là điểm \({C_c}\). Đo khoảng cách từ mắt đến điểm \({C_c}\) ta có khoảng cực cân.
- Để xác định điểm \({C_v}\) ta làm tương tự nhưng dịch chuyển vật ra xa dần.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 4 trang 48 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2 timdapan.com"