Hình thành cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp

Ở Duyên hải miền Trung nói chung, Bắc Trung Bộ nói riêng, vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp.


Ở Duyên hải miền Trung nói chung, Bắc Trung Bộ nói riêng, vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế không gian. So với công nghiệp cả nước, tỉ trọng của Bắc Trung Bộ còn nhỏ bé (chiếm khoảng 2,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, năm 2005). Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông- lâm –ngư nghiệp.

Hình 35.1.Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp của vùng

a)Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kền kền, săng lẻ, lát hoa…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Hiện nay rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng giáp biên giới Việt-Lào, nhiều nhất là ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình. Đáng chú ý là rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích, còn khoảng 50% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng. Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.

Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, rừng còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc. Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.

b)Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

Vùng đồi núi có thể mạnh về chăn nuôi đại gia súc. Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm ¼ đàn trâu cả nước), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Với diện tích đất badan tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ. Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị, chè ở Tây Nghệ An).

Ở các đồng bằng, phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh. Bình quân lương thực đầu người vì vậy đã tăng khá (năm 2005 đạt khoảng 348kg/người).

c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

Tuy không có các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, do phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt. Hiện nay việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.

Hình 35.2.Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ

Bài giải tiếp theo
Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ
Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?
Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu cùa các trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh và Huế.
Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Bài học bổ sung
Câu 2 trang 8 SGK Công nghệ 10

Video liên quan