Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước Việt –Pháp (14-9-1946)

Sau khi chiếm đóng các đó thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra miền Bắc để thôn tính cả nước ta.


1. Hoàn cnh lịch sử:

- Pháp muốn mở rộng chiến tranh nhằm thôn tính cả nước ta, chúng đàm phán với Tưởng Giới Thạch để thay thế quân Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam. Pháp sẽ nhượng lại cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc.

-> Hiệp ước Hoa-Pháp được ký ngày 28-2-1946.

Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường:

- Khẩn trương cầm vũ khí chống Pháp.

- Chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

- Trước tình hình đó, ta chọn con đường thứ hai. Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chi Minh thay mặt Chính phủ ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

2. Nội dung Hiệp định Sơ bộ

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.

- Chính phủ ta cho quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật.

- Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.

3. Ý nghĩa

- Giúp ta loại trừ bớt kẻ thù, tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.

- Có thêm thời gian củng cố lực lượng.

4. Tình hình sau khi kí Hiệp đinh Sơ bộ

Ta: tranh thủ củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập Liên Việt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang.

Pháp: vẫn gây xung đột ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, tăng cường khiêu khích, làm thất bại cuộc đàm phán ở Phông-ten-nơ-blô (Pháp).

- Ngày 14-9-1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng hộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta biết chắc chắn nhất định sẽ nổ ra.



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến

tạm ước 14/9