Bước đầu xây dựng xã hội mới

Ngày 8-9- 1945, Chính phủ Lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.


Ngày 8-9- 1945, Chính phủ Lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
Ngày 6 - 1 - 1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hơn 90% cử tri trong cả nước đã nô nức đi bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Đồng bào Nam Bộ đã phải đổ máu khi đi bỏ phiếu.

333 đại biểu khắp Bắc - Trung - Nam, tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dân, được bầu vào Quốc hội. Ngày 2 - 3 - 1946, tại phiên họp đầu tiên ở Hà Nội. Quốc hội nhất trí xác nhận thành tích của Chính phủ Lâm thời trong những ngày đầu xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời lập ra Ban Dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Sau bầu cử Quốc hội, khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ủy ban hành chính các cấp được thành lập, thay cho các ủy ban nhân dân. Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố và kiện toàn.
Ngày 29 - 5 - 1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập để tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân.

Bài giải tiếp theo
Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính
Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước Việt –Pháp (14-9-1946)
Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc "?
Đảng và Chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt được những kết quả gì?
Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?


Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa