Hãy viết bài giới thiệu cuốn sách Cây chuối non đi giày xanh (Nguyễn Nhật Ánh) lớp 8

1. Mở bài Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.


Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.

2. Thân bài: Trình bày những thông tin quan trọng về cuốn sách (tác giả, năm xuất bản, nội dung của tác phẩm, một vài nét nổi bật về nghệ thuật, sự đón nhận của độc giả,…)

Cây chuối non đi giày xanh là một trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh viết về tình yêu, tình bạn nảy nở giữa những năm tháng tươi đẹp nhất của tuổi thơ.

+ Một cô bé Thắm có nước da ngăm ngăm bướng bỉnh, có bím tóc xinh xinh cùng thói quen hỏi “nhiều và dai nhách” như bất cứ cô bé tuổi teen nào. Một cô bé Thắm đáng yêu và diện nguyên cả cây “chuối non” từ nón đền giầy chỉ vì cậu nhóc cô để ý lỡ miệng nói thích màu xanh lá cây. Một cô bé Thắm ngoan ngoãn không dám cãi lời ba nhưng cũng không kém phần quyết liệt khi đòi quyền “được kết hôn với người mình thương”.

+ Một cậu bé Phan là anh chàng mà ai cũng muốn có một thằng bạn như thế, nghĩ ra đủ trò tai quái, có khả năng “phán bừa” nhiều câu nhưng vẫn khiến bạn bè phục sát đất và nhất là luôn bảo vệ, giúp đỡ bạn bè.

+ Một chú tiểu Khôi hiền lành, tốt bụng nhưng cương quyết theo cách riêng của mình. Và tất nhiên trong đám bạn không bao giờ thiếu những đứa ba hoa, chuyên quậy phá bằng những trò nghịch dại như thằng Định, thằng Trí.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách, khích lệ người nghe tìm đọc.

- Bằng cách hành văn nhẹ nhàng, Nguyễn Nhật Ánh như đưa người đọc về một miền quá khứ tươi đẹp với biết bao kỉ niệm đã trở thành quen thuộc, khiến mỗi lần gấp lại cuốn sách đều không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, xao xuyến.


Mẫu 1

Một cuốn sách hay với nội dung hấp dẫn, thú vị, mang đậm nét nhân văn, bao giờ cũng chắp thêm đôi cánh cho tâm hồn các em học sinh bay cao, bay xa, tiếp thu trí tuệ, tinh hoa của nhân loại. Hôm nay chúng ta cùng đến với cuốn sách "Những tấm lòng cao cả" của nhà văn Ý Edmondo de Amicis do NXB Văn học ấn hành năm 2006, dày 335 trang, khổ 13x19cm, được thiết kế với những hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh nổi bật trên nền bìa trắng, với tên sách màu xanh - đỏ bắt mắt.

Cuốn sách "Những tấm lòng cao cả" là thiên tiểu thuyết viết dưới dạng nhật ký của cậu bé mười tuổi người Ý tên là Enricô, trong suốt năm học lớp ba đã đều đặn ghi lại những mẩu chuyện ấn tượng nhất đối với em. Từ những việc làm của thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm cho đến những câu chuyện được đọc trên lớp, những bức thư của cha mẹ hay những sự kiện gặp trên đường phố, tất cả đều được ghi vào cuốn nhật ký của cậu bé. Với Enricô, mỗi câu chuyện là một bài học về tình thầy trò, bè bạn và cha con, về sự yêu thương, lòng trắc ẩn và tình yêu nước. Tất cả đã tạo nên một tác phẩm đầy tính nhân văn, làm say lòng người.


Mẫu 2

Nếu Tô Hoài và Trần Đăng Khoa giữ ấu thơ qua những góc sân và khoảng trời, qua hành trình phiêu lưu đầy kỳ thú mê ly của chàng dế mèn, thì Nguyễn Nhật Ánh lại giữ tuổi thơ qua những khoảng sân trường đầy nắng. Ta thấy ve kêu và cánh phượng bay, và lén ngó mắt biếc ai chơi vơi ngắm trời xanh mơ mộng, và ta thấy nhen lên trong lòng chút bối rối ngô nghê của tuổi bắt đầu biết thương, biết giận.

Cây chuối non đi giày xanh cũng không ngoại lệ, không khác những “Kính Vạn Hoa”, “Bàn có 5 chỗ ngồi”, “Bồ câu không đưa thư” hay “Bảy bước đến mùa hè”… và vô vàn những tác phẩm khác của ông. Nhưng dù biết trước đích đến, ta vẫn không thể ngừng đưa chân lên chuyến tàu tốc hành về tuổi vu vơ này. Bạn đã lên chưa?

Những tình tiết buồn hay vui , nhẹ nhàng hay căng thẳng đều khiến người đọc cảm thấy thư thái và thật sự đắm chìm vào trong từng câu chữ của câu chuyện này .Như mình đã nói ở trên , cũ nhưng không hề nhàm chán , theo mình nghĩ là cảm nhận chung của tất cả độc giả đã theo sát , đọc những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh nói chung và của “Cây chuối non đi giày xanh” nói riêng này. Có lẽ bởi vì từng trang viết của ông đều mang đậm chất trẻ thơ , nó giản dị , mộc mạc và đi sâu vào lòng người đọc . Cách lựa chọn cốt truyện, những tình tiết đều hợp lí và chặt chẽ .Bên cạnh tuyến nhân vật chính thì những câu chuyện về nhân vật xung quanh cũng được xây dựng vô cùng sắc sảo .


Mẫu 3

Dù là quyển sách thứ bao nhiêu của Nguyễn Nhật Ánh, gấp sách lại, vẫn thấy lòng mình thì nở hoa và rộn rã, và xanh mướt, và mát mẻ, và xốn xang, và hiền lành như khu vườn mùa hè trở về. Cây chuối non đi giày xanh cũng không ngoại lệ!

Bạn và tôi chắc chắn đều tìm thấy mình trong cậu bé Đăng đa sầu đa cảm, đa những lo lắng vu vơ, đa những giận dỗi vô cớ và cả những ham mê đầy mộng mơ của tuổi trẻ.

Và ai chả có những lần suýt chết đuối, những lần trốn học, những lần tắm suối, những lần trèo cây, những lần ham mê cắm đầu ở quán thuê truyện, những lần làm một âm mưu nào đó vì “danh dự của tất cả con trai”, những phi vụ điều tra “đứa nào sẽ làm chồng tương lai của cái Thắm”, cả những lần háo hức rủ nhau đi xem người lớn làm đám cưới…

Những câu chuyện nhỏ nhặt như vậy qua ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh bỗng trở nên sống động như vừa mới hôm qua. Ta như thấy cả khu vườn của ngoại quanh quất đâu đây, thấy nắng xuyên qua những chòm lá xanh, nơi chùm khế chín lắc lư, thấy văng vẳng đâu đây tiếng cười của tụi bạn học chung từ cấp 1. Hình bóng của cô giáo của ta hôm nào ẩn hiện trong những chiều tà nắng xuyên vào tận ngăn bàn.

Thấy những vạt sáng hắt lên từ con suối đang chảy lấp lóa trong nắng chiều hè, thấy thằng bạn xô mình nhảy ùm xuống dòng nước mát lạnh, thấy cả mùi cỏ mật thơm ngai ngái mà nồng nàn lãng đãng trôi theo gió ven suối. Ôi, ta thèm ở mãi trong không gian này đến thế! Ước gì đời người dừng mãi ở tuổi thơ thôi mà không phải lớn lên, mà không phải quay cuồng với cơm áo gạo tiền hôm nay.

Trong một bài viết giới thiệu về cuốn sách Cây chuối non đi giày xanh nhân ngày ra mắt có đoạn hỏi về lý do vì sao Nguyễn Nhật Ánh lại luôn viết được những tác phẩm về tuổi thơ lôi cuốn người đọc đến vậy. Ông đã trả lời rằng “Có lẽ là vì tôi đã sống rất sâu với tuổi thơ của chính mình”.

Còn chúng ta, dường như tuổi thơ trôi qua tay nhanh như một cái chớp mắt, để rồi tới hôm nay nhớ lại chỉ còn là những miền kỷ niệm đẹp khắc khoải.

Câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh có một cái kết “Happy ending” khi sau tất cả, “cây chuối non” của cậu bé Đăng cuối cùng cũng đã làm hòa với nhau, chú tiểu Khôi thì chọn đi theo con đường của Bụt Như Lai, còn những người khác cũng đều được như ý muốn.

Còn bạn có bao giờ tự hỏi “cây chuối non” năm xưa của bạn giờ ra sao rồi. 


Mẫu 1

Em đã từng nghe qua một câu nói: “Sách là thế giới”. Quả đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động, dường như mỗi người lại tự rút ra những bài học cho bản thân mình. Đối với em cũng vậy, trong rất nhiều cuốn sách trưng bày trên kệ thì cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách mà em yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên và hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong truyện nhận được lời đề nghị của một người bạn - đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về, như: tình bạn, tình yêu rồi cả tình cảm thầy trò… Những kỉ niệm ấy thật đẹp, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao! Trong cuốn truyện này, điều em thấy ấn tượng nhất chính là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu giữa Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đến trường, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ những người khác. Bên cạnh đó còn là những mẩu chuyện về sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết, đầy ắp tình người. Em đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy ấm áp của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối; hay là cả sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn thay cho con.

Tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết cũng như hiển hiện trước mắt người thưởng thức tác phẩm. Như chuyện ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ mỗi nhà vẫn dọa nạt con trẻ mỗi lần chúng hư. Cũng bởi ông hay chòng ghẹo mọi đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng cũng con người ấy, khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng nhảy xuống cứu. Có thể thấy, ẩn sau bóng hình gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao! Và còn rất nhiều rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt khác mang tính chất vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi lại chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình bởi truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng cùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mang đặc trưng miền Nam Bộ khiến ta cảm nhận được sự thân thương, gần gũi khó tìm thấy trong một tác phẩm nào khác. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú, và càng đi sâu vào lòng người hơn. 

Gấp cuốn sách, những gì đọng lại trong mỗi người không chỉ là giọng văn giản dị, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ của các nhân vật cho ta cảm thấy như đâu đó có chính mình trong câu chuyện. Qua tác phẩm, em tin rằng không chỉ em mà còn rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình những giá trị riêng như bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…Nếu các bạn cũng muốn được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc đó, hãy tìm đọc ngay tác phẩm đặc sắc “Cây chuối non đi giày xanh” của Nguyễn Nhật Ánh để cùng nhau chia sẻ cảm nhận nhé!


Mẫu 2

Tác phẩm ngay từ đầu đã khiến cho người đọc cảm giác tò mò về tựa đề lạ lùng. Tại sao một cây chuối non lại có thể đi giày chứ? Nhưng bạn sẽ không cảm thấy hối hận khi đọc cuốn sách này! 

Cuốn sách này cũng vẫn như bao tác phẩm khác của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Đây là một truyện dài đầy ắp những niềm vui, niềm hy vọng và niềm hạnh phúc. Cuốn sách này được tác giả viết để dành tặng cho các bạn trẻ, và những ai từng có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. Câu chuyện thể hiện nét đặc trưng trong văn phong của Nguyễn Nhật Ánh với những câu đùa rất duyên giữa các nhân vật, những bất ngờ khiến ta phải bật cười trên từng trang sách. Bật cười vì cách đám trẻ con đối xử với nhau, nói chuyện ngây ngô, hay cách chúng nhìn cuộc đời… Tất cả những điều đó làm nên sự đáng yêu từ đầu đến cuối cho câu chuyện. Những tình tiết buồn hay vui, nhẹ nhàng hay căng thẳng đều khiến người đọc cảm thấy thư thái. Đơn giản nhưng không nhạt, cũ nhưng lại không hề nhàm chán. 

Tựa đề này là để minh hoạ cho bộ trang phục có chút kì lạ của nhỏ Thắm mỗi khi gặp Đăng- nhân vật chính với cái áo xanh, một đôi giày xanh và cả một cái nón xanh trông giống hệt một cây chuối non ngộ nghĩnh. Cô bạn đơn giản chỉ vì thích được Đăng khen, còn Đăng thì chỉ buột miệng nói mình thích màu xanh lá sau khi bị Thắm chất vấn hàng loạt câu hỏi quá dồn dập về màu son của cô Sa làm cu cậu không thể thuộc bài được. Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình.

Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chọc ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao.  Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được.

Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người. Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn. 

Một cô bé Thắm có nước da ngăm ngăm bướng bỉnh, có bím tóc xinh xinh cùng thói quen hỏi “nhiều và dai nhách” như bất cứ cô bé tuổi teen nào. Một cô bé Thắm đáng yêu và diện nguyên cả cây “chuối non” từ nón đền giầy chỉ vì cậu nhóc cô để ý lỡ miệng nói thích màu xanh lá cây. Một cô bé Thắm ngoan ngoãn không dám cãi lời ba nhưng cũng không kém phần quyết liệt khi đòi quyền “được kết hôn với người mình thương”.

Một cậu bé Phan là anh chàng mà ai cũng muốn có một thằng bạn như thế, nghĩ ra đủ trò tai quái, có khả năng “phán bừa” nhiều câu nhưng vẫn khiến bạn bè phục sát đất và nhất là luôn bảo vệ, giúp đỡ bạn bè.

Một chú tiểu Khôi hiền lành, tốt bụng nhưng cương quyết theo cách riêng của mình. Và tất nhiên trong đám bạn không bao giờ thiếu những đứa ba hoa, chuyên quậy phá bằng những trò nghịch dại như thằng Định, thằng Trí.

Gấp cuốn sách lại, thứ đọng lại trong mỗi chúng ta không chỉ là giọng văn đằm thắm, về tài năng của tác giả Nguyễn Nhật Ánh mà còn là tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình và tình bạn. Hơn thế nữa, mỗi người sẽ có thể rút ra được những bài học hay trong cuộc sống cho chính bản thân mình. Hãy bổ sung vào tủ sách tâm hồn của mình cuốn “Cây chuối non đi giày xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh bạn nhé. Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!


Mẫu 3

"Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp và đặc biệt là không biết phản bội”. Câu chuyện này về kỷ niệm. Có nỗi sợ trẻ con ai cũng từng qua, có rung động mơ hồ đủ khiến hồi hộp đỏ mặt. Mối ghen tuông len lỏi, nỗi buồn thắt tim, và những giấc mơ trong veo êm đềm...

Truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, đầy ắp con chữ mang đến niềm vui, niềm hy vọng và hạnh phúc. Để dành tặng cho các bạn trẻ, và những ai từng qua tuổi ấu thơ. Khác với mùa thu rón rén, bao giờ mùa hè cũng về với những bước chân rộn ràng. Cây phượng trước sân trường tôi và cây phượng trước sân chùa Giác Nguyên thi nhau nở đỏ thắm mấy hôm nay. Trên những ngọn cây cao hai bên bờ suối, tiếng ve đã bắt đầu râm ran. Những năm gần đây , các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn khiến cho các độc giả mọi lứa tuổi thổn thức ,bồi hồi mỗi khi thưởng thức chúng bởi vì chính những câu chuyện của ông luôn đưa chúng ta trở về lại kí ức tuổi học trò – khoảng thời gian đầy hoài niệm ngọt ngào và sâu lắng . Rõ ràng những câu chuyện với chất liệu đời thường , lời văn giản dị nhưng chính bản thân mình đây đôi lúc cũng phải tự cưởi rồi lại khóc một mình mỗi khi đọc những câu chuyện mà Nguyễn Nhật Ánh sáng tác.Trở lại “Cây chuối non đi giày xanh” , lại một lần nữa , cả một bầu trời tuổi thơ như cơn gió ùa về trong tâm hồn ta , mùi hương ngọt ngào của những kỉ niệm thưở ấu thơ này.

Và như thường lệ , trước khi bắt đầu cùng mình đắm chìm trong kỉ ức tuổi thơ mà tác phẩm “Cây chuối non đi giày xanh này mang lại” thì hãy cùng mình tìm hiểu sơ qua về tác giả nhé. Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) là một nhà văn người Việt Nam. Quê ông tại làng Đo Đo , xã Bình Quế ,huyện Thăng Bình ,tỉnh Quảng Nam . Ông được xem là một trong những nhà văn hiện đại xuất sắc nhất Việt Nam hiện nay, ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ. Nhiều tác phẩm của ông được độc giả và giới chuyên môn đánh giá cao, đa số đều đã được chuyển thể thành phim. Một trong số những tác phẩm đã làm rạng danh tên tuổi của ông đó chính là cuốn sách “ Cây chuối non đi giày xanh “ .Và có lẽ không cần phải quá phô trương nhưng đủ sâu sắc để ta có thể nhận ra một phần tính cách , một phần chính mình đang hiện hữu ở trong câu chuyện này.

Câu chuyện mở đầu là bối cảnh của một nhân vật đang dần dần hồi tưởng lại cảm xúc những ngày bé thơ .Theo cá nhân mình nghĩ , mình khá là thích cách dẫn dắt vào câu chuyện như thế này, nó không gượng ép ,đủ thoải mái để người đọc không quá cảm thấy bất ngờ hay bối rối nhưng không vì thế mà nó làm mất đi sự kích thích trí tò mò của mình .Việc xây dựng một cốt truyện chặt chẽ , lời văn hấp dẫn , cuốn hút nhưng đủ mộc mạc để khiến tất cả người xem có thể hiểu được ý nghĩa của câu chuyện mà ông mang lại và cũng đủ để tất cả không thể rời mắt một chút nào khỏi cuốn sách này.

Đăng- theo lời thỉnh cầu của hai đứa bạn thân thuở ấu thơ đã viết lại những chuyện ngày bé tại một thị trấn có tên là Hà Lam .Tại đây , nơi đã gắn bó với anh suốt khoảng thời gian ấy , nơi mà đã cất giữ biết bao kỉ niệm để rồi khi nhớ lại anh lại có những cảm xúc bồi hồi thật khó tả .Có lẽ chính vì có quá nhiều kỉ niệm mà khi được nhờ viết truyện , Đăng lại chẳng thể biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng lạ kì thay , chính vì điều đó lại tạo cho câu chuyện có một cách mở đầu nhẹ nhàng , mạch cảm xúc chảy tự nhiên và cốt truyện mượt đến lạ.Và thế cảnh cửa thần tiên từ từ mở ra thông qua sự dẫn dắt tài tình nhưng khéo léo của Nguyễn Nhật Ánh.

Cốt chuyện gợi bao kỉ niệm nhưng đủ cuốn hút để người đọc không cảm thấy nhàm chán ,lời văn tài tình , và quan trọng nhất là cách xây dựng những nhân vật khéo léo .Đó chính những ấn tượng đầu tiên khi mình đọc qua câu chuyện này .Với cách xây dựng nhân vật có những tâm lí , tính cách khác nhau , đây dường như là một điểm cộng để đưa người đọc hòa mình , được chìm đắm trong câu chuyện này một cách tự nhiên nhất . Và để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn ,và có cái nhìn rõ hơn , tôi sẽ đưa bạn tìm hiểu cá tính của những nhân vật nổi bật , đóng góp cho sự thành công của tác phẩm này nhé. 

Đầu tiên nhận vật mình muốn nói tới ở đây là Đăng .Đăng là nhân vật chính trong câu chuyện mà Nguyễn Nhật Ánh mang lại này. Như bao đứa trẻ ở những làng quê khác , tuổi thơ của Đăng là chuỗi ngày vui vẻ , nghịch ngợm cùng những người bạn bè . Kỉ niệm lại nối tiếp kỉ niệm ,có lẽ chính vì vậy mà anh chẳng biết phải bắt đầu cuốn sách về thị trấn Hà Lam như thế nào nữa. Và rồi khi mọi thứ đang rơi vào bế tắc thì hình ảnh ông Cứ với cái miệng lúc nào cũng đỏ lòm như máu do nhai trầu dần hiện lên . Cách dẫn dắt thật tuyệt vời , đó là những từ mình phải thốt lên bởi sự sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh này. Chẳng ai là không có những lần hết hồn hay phát khiếp khi phải đối mặt với khuôn mặt dữ tơn của hàng xóm hay những lời hù dọa của mọi người phải không nào. Có lẽ một số người sẽ bảo đó là những kí ức không vui gì cả nhưng đối với mình , đó mới chính là những điều mà mình trân trọng nhất bởi vì khi nhìn lại mình mới bật cười vu vơ. Nhưng ai rồi cũng phải lớn lên ,Đăng cũng không phải ngoại lệ , Đăng dần nhận ra những điều mà bấy lâu nay luôn làm mình khóc thét giờ đây đã chẳng còn đáng sợ một chút nào nữa  

Những nỗi ám ảnh đã thôi đeo bám Đăng kể từ khi đăng vào lớp năm , tuy vậy đây cũng là lúc mà Đăng dần  tiếp xúc với một thế giới rộng lớn hơn , một thế giới mà theo mình nghĩ là câu chuyện đằng thực đằng sau tấm màn bình yên đã được dăng ra bấy lâu nay. Bước vào thế giới này Đăng đã có nhiều biến chuyển trong tâm lí , và đương nhiên chính lời kể chuyện của Đăng cũng phần nào phản ánh được điều này . Đó là những rung động đầu đời của Đăng , ban đầu mình cũng chỉ nghĩ đó chỉ là chút cảm tình vu vơ của tuổi học trò tuy nhiên càng đắm chìm vào câu chuyện , mình mới nhận ra tình cảm mà Đăng dành cho Thắm là một tình cảm trong sáng là một thứ tình cảm thuần khiết nhất. Đăng khi học lớp năm mặc dù vẫn chưa hình thành được tính cách của Đăng khi lớn tuy nhiên qua các hành động của Đăng lúc đó ,  ta vẫn có thể nhận ra được sự cá tính của Đăng . 

Và rồi một sự kiện đã là bước chuyển mình trong cả nội tâm lẫn ngoại hình của nhỏ Thắm đó chính là việc nhỏ Thắm phải về bà ngoại tận Chiên Đàn –một nơi cách rất xa Hà Lam. Chỉ sau một mùa hè , dường như Thắm đã lột xác trở thành một con người khác – một thiếu nữ trưởng thành hơn và cũng lớn hơn rất nhiều . Đây như là một điều báo hiệu cho những điều không được tốt xảy ra. Sau mùa hè năm ấy , Thắm dần trở nên xa cách với Đăng. Và rồi Đăng nhận ra mình không thể quay lại tình bạn với nhỏ Thắm như trước kia nữa, không còn có thể rủ Thắm đi học hay được ngồi cạnh nhau cười đàu vu vơ trong lớp học nữa. Cho đến khi vô tình gặp lại nhau ở hòn đá cạnh bờ suối , lúc đó chính độc giả chúng ta mới có một lời giải đáp cho những việc trên , chính câu nói của nhỏ Thắm : “Ba mẹ mình bắt mình lấy chồng” . Điều đó còn đạt đỉnh điểm khi trước nhà nhỏ Thắm còn có dán tờ giấy : “Phản đối hôn nhân lạc hậu .Con gái lớn lên phải được lấy người mình thương. ” . Theo cá nhân mình nghĩ , tâm trạng của Đăng lúc này rất rối bời , có lẽ hai từ chính xác nhất để diễn tả cho cảm xúc của Đăng lúc này đó chính là “ giận hờn” và “ buồn tủi” . Khoảng cách của hai người lúc trước đã xa cách nay dường như nó lại càng rộng hơn nữa.

Có lẽ từng này là không đủ để mình có thể diễn tả hoàn toàn tất cả cảm xúc mà mình cảm nhận được trong cuốn sách này , tuy vậy mình mong qua những dòng nhận xét và giới thiệu sơ qua về cuốn sách này , các bạn có thể hiểu được một phần nào đó về cuốn sách này ; về những cảm xúc mà Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại cho độc giả chúng ta .Qua hành trình trở về tuổi thơ mà tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã gửi tặng chúng ta , liệu rằng chúng ta đã có những cảm xúc gì ? Có lẽ chỉ chính chúng ta mới có thể có một câu trả lời cho riêng mình được. À bạn biết không , mình có một lời khuyên nho nhỏ cho các bạn , đó chính là một tách cafe nóng và cuốn sách này đây sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo để giải tỏa sự căng thẳng của mình sau một ngày dài mệt mỏi đó. Và tin mình đi, bạn sẽ không cảm thấy thất vọng khi đã dành thời gian để đọc cuốn sách này đâu.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến