Tiết 7 - Tuần 27 trang 45
A - Đọc thầm : Suối Suối là tiếng hát của rùng Tử cơn mưa bụi ngập ngùng trong mây Tù giọt sương của lá cay Từ trong vách đã mạch đáy tràn ra.
A. Đọc thầm
Suối
Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.
Từ lòng khe hẹp thung xa
Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
Em đi cùng suối, suối ơi
Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông.
B.
Dựa theo nội dung bài thơ trên, ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :
Câu 1
Suối do đâu mà thành ?
□ Do sông tạo thành.
□ Do biển tạo thành.
□ Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.
- Gợi ý: Em đọc kĩ khổ đầu bài thơ.
- Trả lời: Suối do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.
Câu 2
Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ?
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bọn, hoá mênh mông biển ngời.
□ Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
□ Suối và sông là bạn của nhau.
□ Suối, sông và biển là bạn của nhau.
- Gợi ý: Em chú ý đến mối quan hệ giữa suối, sông và biển.
- Trả lời: Nhiều suối hợp lại thành sông, nhiều sông hợp lại thành biển.
Câu 3
Trong câu thơ "Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây", sự vật nào được nhân hoá ?
□ Mây □ Mưa bụi □ Bụi
- Gợi ý: Em tìm sự vật trong bài được nhân hóa bằng hoạt động của con người "ngập ngừng"
- Trả lời: Mưa bụi (ngập ngừng).
Câu 4
Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá ?
□ Suối, sông.
□ Sông, biển.
□ Suối, biển.
- Gợi ý : Em tìm sự vật trong bài được nhân hóa bằng hoạt động của con người "dang tay, hát, gặp bạn"
- Trả lời: Suối, sông (được nhân hoá).
Câu 5
Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách nào ?
□ Tả suối bàng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
□ Nói với suối như nói với người.
□ Bằng cả hai cách trên.
- Gợi ý : Em chú ý câu "Em đi cùng suối, suối ơi"
- Trả lời: Nói với suối như nói với người.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tiết 7 - Tuần 27 trang 45 timdapan.com"