Luyện từ và câu - Tuần 28 Trang 47

1 Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? a) Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trâng non làm giáo.


Câu 1

Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ?

a)

     Tôi là bèo lục bình

     Bứt khỏi sình đi dạo

     Dong mây trắng làm buồm

     Mượn trăng non làm giáo.

Cây lục bình tự xưng là :..........................

Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? ..........................

b)

     Tớ là chiếc xe lu

     Người tớ to lù lù

     Con đường nào mới đắp

     Tớ lăn bàng tăm tắp.

Chiếc xe lu tự xưng là :..........................

Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? ..........................

Gợi ý: Em đọc kĩ hai đoạn thơ và chú ý cách xưng hô của bèo lục bình xe lu.

Trả lời:

a)

Cây lục bình tự xưng là : tôi

Cách xưng hô ấy có tác dụng : làm cho lời kể của lục bình gần gũi, thân mật, như đang nói chuyện với bạn bè.

b)

Chiếc xe lu tự xưng là : tớ

Cách xưng hô ấy có tác dụng : tạo cảm giác thân mật, gần gũi giữa người nói (xe lu) với người nghe.


Câu 2

Viết vào ô trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Để làm gì ?":

 Câu

 Bộ phận câu trả lời câu hỏi

"Để làm gì ?”

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

...................

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưỏng nhớ ông.

...................

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

...................

 

Trả lời:

 Câu

 Bộ phận câu trả lời câu hỏi

"Để làm gì ?

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

 để xem lại bộ móng.

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưỏng nhớ ông.

 để tưởng nhở ông.

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

 để chọn con vật nhanh nhất.



Câu 3

Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào □ trong truyện vui Nhìn bài của bạn :

     Phong đi học về □ Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à   

- Vâng  Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long □ Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

     Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con nhìn bài của bạn 

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà !

Gợi ý: Em chú ý những câu đứng trước ô trống và xác định câu đó dùng để hỏi hay kể để điền dấu thích hợp.

Trả lời:

    Phong đi học vềThấy em rất vui, mẹ hỏi :

- Hôm nay con được điểm tốt à ?

- Vâng ! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.

    Mẹ ngạc nhiên .

- Sao con nhìn bài của bạn ?

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà !


Bài học bổ sung