Giải VBT ngữ văn 7 bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) trang 47 VBT Ngữ văn 7 tập 2.
Câu 1
Câu 1 (trang 47 VBT Ngữ văn 7, tập 2):
Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
(Theo Trái tim có điều kì diệu)
Lời giải chi tiết:
Câu |
Trạng ngữ |
Công dụng |
a |
Kết hợp những bài này lại |
Trạng ngữ chỉ cách thức. |
Ở loài bài thứ nhất |
- Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau. |
|
Ở loại bài thứ hai |
||
b |
Đã bao lần |
- Trạng ngữ chỉ hoàn cảnh, điều kiện. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau. |
Lần đầu tiên chập chững bước đi |
||
Lần đầu tiên tập bơi |
||
Lần đầu tiên tập chơi bóng bàn |
||
Lúc còn học phổ thông |
||
Về môn hóa |
Câu 2
Câu 2 (trang 47 VBT Ngữ văn 7, tập 2):
Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.
(Theo báo Văn nghệ)
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn
(Anh Đức)
Lời giải chi tiết:
Trường hợp tách trạng ngữ:
a) Năm 72 => nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.
b) Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn => nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
Câu 3
Câu 3 (trang 48 VBT Ngữ văn 7, tập 2):
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.
Lời giải chi tiết:
Trong ngôn ngữ của chúng ta, thứ tiếng gần gũi, thiêng liêng nhất chính là Tiếng Việt. Tiếng Việt rất giàu đẹp, phong phú về nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tất cả đều thật hoàn thiện, chúng ta càng hiểu và cảm nhận được nhiều hơn về ý nghĩa của Tiếng Việt qua bài ''Sự giàu đẹp của Tiếng Việt''. Thứ ngôn ngữ mà mỗi công dân Việt Nam ta không thể nào không biết, không thể nào không hiểu. Tôi cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của thứ tiếng này. Tôi càng yêu thêm nó và trân trọng hơn. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là tôn trọng chữ viết, ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ đó chúng ta mới có được những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất, giá trị của cuộc sống nằm trong mặt nội dung của tiếng việt khi con người có chung một ngôn ngữ. Và tôi mong rằng tất cả đều tôn trọng thứ tiếng này, không lạm dụng những thứ tiếng khác.
- Trạng ngữ: gạch chân _ xác định nơi chốn
Câu 4
Câu 4 (trang 49 VBT Ngữ văn 7, tập 2):
Trong các câu sau đây, những câu nào có trạng ngữ (in đậm) không chuyển được xuống vị trí cuối câu.
Lời giải chi tiết:
Câu có trạng ngữ không chuyển được xuống cuối câu:
b. Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng.
e. Cuốn sách ấy tôi đọc chưa xong. Vì vậy, tôi chưa cho anh mượn được.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải VBT ngữ văn 7 bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) timdapan.com"