Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 49 VBT Ngữ văn 7 tập 2.


Câu 1

Câu 1 (trang 49 VBT Ngữ văn 7, tập 2):

Cách nào trong các cách sau dùng để chứng minh cho một luận điểm trong phép lập luận chứng minh?

Lời giải chi tiết:

Em chọn phương án: B. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh, trình bày và phân tích các dẫn chứng để chứng minh.


Câu 2

Câu 2 (trang 50 VBT Ngữ văn 7, tập 2): 

 Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Lời giải chi tiết:

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Ý kiến cần chứng minh: Có cố gắng, nỗ lực nhất định sẽ thành công.

- Phạm vi dẫn chứng: thực tiễn đời sống (những điều chứng kiến, những điều trải qua, những điều đọc được, nghe thấy được,...)

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ, khẳng định câu tục ngữ đã đưa ra một nhận định, bài học đúng đắn.

- Thân bài:

   + Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: mài sắt và nên kim biểu trưng cho điều gì?

   + Mọi việc trong đời sống không tự nhiên mà đến, mỗi người có một cuộc sống khác nhau, sự khác nhau đó quyết định phần lớn bởi nỗ lực.

   + Chỉ có tự thân nỗ lực, con người mới có thể đạt được ước mơ, mong muốn của mình.

-Kết bài: Khẳng định giá trị mà bài học từ câu tục ngữ đem lại cho chúng ta.


Câu 3

Câu 3 (trang 51 VBT Ngữ văn 7, tập 2): 

Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

(Hồ Chí Minh)

Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bày có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?


Lời giải chi tiết:

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Luận điểm cần chứng minh: Có quyết tâm thì mọi việc đều có thể giải quyết.

- Tìm các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh: Lấy ý từ bài thơ.

- Rút ra bài học cho bản thân: Lòng quyết tâm là chìa khóa của thành công.

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu bài thơ, khẳng định bài thơ đã nêu ra một chân lí đúng đắn.

- Thân bài:

   + Trong cuộc sống, không phải việc nào cũng dễ dàng, con người sẽ gặp phải rất nhiều điều khó khăn, trắc trở.

   + Nhưng mọi khó khăn trắc trở đều có thể giải quyết được nếu con người có đủ quyết tâm.

   + Quyết tâm là chìa khóa để mở mọi cánh cửa.

-Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

d. So sánh hai đề ở bài tập 2 và 3 với đề mẫu trong SGK: các đề này đều dùng phép lập luận chứng minh, giải thích để chứng minh tính đúng đắn của một câu tục ngữ hoặc bài thơ.


Câu 4

Câu 4 (trang 51 VBT Ngữ văn 7, tập 2):

Nhóm học tập của em thảo luận sôi nổi về cách chứng minh luận điểm “không có việc gì khó”. Có hai ý kiến khác nhau được đưa ra. Em hãy nhận xét: Làm theo cách nào thì chứng minh sẽ rõ ràng và lí thú hơn? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

- Em chọn cách: (a)

- Bởi vì: Trình bày theo cách này, luận cứ sẽ rõ ràng, rành mạch và logic hơn, làm nổi bật được luận điểm, các luận cứ ở cách này cũng khách quan, không bị mang cái nhìn chủ quan của người trình bày.