Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm trang 76 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 76 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
Bài tập Chuẩn bị ở nhà (trang 99 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đề bài: Loài cây em yêu.
a. Đề yêu cầu viết về điều gì? Tìm hiểu yêu cầu của đề bài qua các từ ngữ: loài cây, em, yêu.
b. Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn các cây khác?
Phương pháp giải:
- Bài tập trên nhằm luyện tập cho em kĩ năng tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết. Em cần xác định đối tượng biểu cảm, định hướng tình cảm.
- Em hãy tìm ra những kỉ niệm sâu sắc, mối quan hệ gắn bó giữa em với cây đó, đặc biệt là gắn bó về mặt tình cảm.
Lời giải chi tiết:
a. Đề yêu cầu viết về: loài cây mà em yêu thích.
b. Học sinh dựa vào sở thích riêng của bản thân để trả lời ý này theo mô hình:
Em yêu nhất cây:
Vì:...
Câu 2
Câu 2 (trang 77 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
Lập dàn ý cụ thể cho bài viết Loài cây em yêu.
Phương pháp giải:
Văn bản biểu cảm có bố cục 3 phần, em hãy lập dàn ý theo bố cục đó. Có thể tham khảo dàn ý trong SGK tr.99
Lời giải chi tiết:
Dàn ý cho bài viết:
a. Mở bài: Giới thiệu loài cây mà em yêu thích nhất.
b. Thân bài:
- Loài cây ấy có những đặc điểm gì đẹp: thân, lá, cành, hoa, mùi hương.
- Ý nghĩa, lợi ích của loài cây ấy đối với cuộc sống của con người: trang trí, làm đẹp, làm thuốc, làm thực phẩm,...
- Ý nghĩa của loài cây ấy đối với bản thân em (chủ yếu là ý nghĩa về mặt tinh thần).
c. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với loài cây mà em yêu thích.
Câu 3
Câu 3 (trang 77 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
Phương pháp giải:
- Khi viết các đoạn văn, cần thỏa mãn các yêu cầu của đoạn văn nói chung và đoạn văn biểu cảm nói riêng.
- Em dựa vào nội dung đã xác định ở phần mở bài, một ý trong phần thân bài để viết thành một đoạn văn
Lời giải chi tiết:
- Đoạn văn Mở bài:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài cây loài hoa đẹp, có ý nghĩa. Mỗi người lại có cho mình một loài cây yêu thích nhất. Đối với tôi thì đó là cây hoa đào.
- Đoạn văn biểu đạt ý thứ ba trong phần thân bài:
Đào không chỉ là loài cây mà nhà nhà, người người đều sắm sửa để trang trí cho gia đình mình ngày Tết. Với tôi, mỗi bông hoa đào, mỗi cành đào đều là một sự báo hiệu đầy ý nghĩa. Nhìn thấy những cánh hoa đào thắm giữa tiết trời giá rét, lòng tôi lại nao nức hân hoan nghĩ về khoảnh khắc sum họp gia đình, nghĩ về những giây phút hiếm hoi mọi người trong nhà gác lại những bộn bề để trở về cùng nhau ăn bữa cơm cuối năm, cùng nhau đón chào một năm mới sắp đến.
Câu 4
Câu 4 (trang 78 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
Có bạn làm bài văn biểu cảm theo đề bài: Cây sấu Hà Nội, nhưng do không quan sát kĩ nên đã viết những chi tiết không đúng. Em hãy chỉ ra những chi tiết sai trong các câu sau:
a, Hằng năm cứ vào mùa thu, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng trút xuống vai trong hương thơm dìu dịu.
Phương pháp giải:
Chi tiết không những phải có ý nghĩa, nêu được tình cảm mà trước hết cần phải đúng. Em hãy quan sát cây sấu để tìm ra đặc điểm của nó. Trên cơ sở đó, chỉ ra các chi tiết sai.
Lời giải chi tiết:
Các chi tiết sai:
a, Hằng năm cứ vào mùa thu, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng trút xuống vai trong hương thơm dìu dịu.
Câu 5
Câu 5 (trang 79 VBT Ngữ văn 7, tập 1):
Chọn các từ ngữ phù hợp trong số các từ ngữ sau: xanh mướt, mũ tai bèo, vạt áo, bao dung, tu dưỡng, trong mắt, một rừng, tinh khiết, dân dã, đồng nội điền vào chỗ trống để tạo thành một bài văn biểu cảm.
Phương pháp giải:
Đây là kiểu bài tập điền từ vào chỗ trống. Các em đọc qua một lượt đoạn văn, sau đó dừng lại ở từng chỗ trống và suy nghĩ xem từ ngữ cần điền phải thỏa mãn yêu cầu nào về ý nghĩa, quan hệ với các tfw ngữ trước và sau như thế nào. Trên cơ sở đó, chọn những từ ngữ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
(1) xanh mướt
(2) một rừng
(3) vạt áo
(4) mũ tai bèo
(5) tinh khiết
(6) tu dưỡng
(7) bao dung
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm timdapan.com"