Bài 11: Tôn trọng đám tang

Giải vở bài tập đạo đức lớp 3 bài 11 trang 41, 42, 43 tôn trọng đám tang với lời giải ngắn gọn nhất.


LT

Kiến thức cần nhớ

Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và những người thân của họ.


Bài 1

a) Đọc truyện:

Đám tang

 Ngày chủ nhật Hoàng được mẹ đèo đi chơi phố. Đang đi, Hoàng bỗng  thấy phía trước có đam tang, đi đầu là chiếc ô tô phủ đầy hoa. Mẹ Hoàng và một số người đi đường dừng xe, đứng dẹp vào lề đường. Hoàng ngạc nhiên hỏi :

-  Sao mẹ phải dừng lại ? Đi đi chứ  mẹ !

Mẹ nhẹ nhàng bảo :

-   Đợi một lát, chờ đám tang đi qua đã con ạ.

- Nhưng vì sao phải nhường đường cho đám tang hở mẹ, mấy anh thanh niên kia họ vẫn đi đấy thôi ? - Hoàng vẫn thắc mắc.

- Đó là họ chưa hiểu: cần phải tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ. - Mẹ nhẹ nhàng giải thích.

-  À, con hiểu rồi ! Chúng con cũng không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ?

Mẹ Hoàng âu yếm nhìn con :

- Đúng rồi, con yêu của mẹ ạ. Mẹ tin là con trai mẹ sẽ làm như vậy. Còn bây giờ thì mẹ con mình lại tiếp tục đi chơi nào !

 (THÙY DUNG)

b) Thảo luận theo các câu hỏi sau:

- Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?

- Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?

- Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?

- Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang.

Trả lời:

b) Thảo luận theo các câu hỏi:

- Mẹ Hoàng và mọi người dừng lại, nhường đường cho đám tang đi trước.

- Vì cần phải tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ.

- Hoàng đã hiểu ra rằng: “Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang”

- Em cần tôn trọng đám tang.


Bài 2

Em hãy viết chữ Đ vào ô trống trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.

  a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
  b) Nhường đường.
  c) Cười đùa.
  d) Ngả mũ, nón.
  đ) Bóp còi xe xin đường.
  e) Luồn lách, vượt lên trước.

Trả lời:

a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
Đ  b) Nhường đường.
c) Cười đùa.
Đ  d) Ngả mũ, nón.
đ) Bóp còi xe xin đường.
e) Luồn lách, vượt lên trước.

Bài 3

Em có tán thành các ý kiến sau không? Vì sao?

a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.

b) Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.

c) Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.

Trả lời:

a) Không tán thành.

Cần tôn trọng người đã khuất dù chúng ta có quen họ hay không.

b) Tán thành.

Do người nhà của người mất đang vô cùng đau khổ thương tiếc. Tôn trọng đám tang chính là tôn trọng họ.

c) Tán thành.

Tôn trọng mọi người là biểu hiện của nếp sống văn hóa: tôn trọng lẫn nhau


Bài 4

Em sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào các tình huống sau:

Tình huống 1: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.

Tình huống 2: Bên nhà hàng xóm có tang.

Tình huống 3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.

Tình huống 4: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.

Trả lời:

- Tình huống 1: đến chia buồn cùng bạn.

- Tình huống 2: đến chia buồn cùng gia đình hàng xóm.

- Tình huống 3: Cùng với các bạn trong lớp đến chia buồn với gia đình bạn.

- Tình huống 4: Ngăn cản và bảo các em không nên có hành động như vậy, nên tôn trọng người đã mất.


Bài 5

Trò chơi Nên và Không nên.

Trả lời:

- Nên: tôn trọng người đã mất cùng gia đình của họ; nhường đường, ngã mũ, nón khi đám tang đi qua, …

- Không nên: cười đùa, tranh đường đám tang, …

Tôn trọng đám tang là tôn trọng người

đã khuất và những người thân của họ.