Bài 2. Mô tả dao động điều hòa trang 10, 11, 12, 13 Vật Lí 11 Kết nối tri thức

Hình 2.1 là đồ thị dao động điều hoà của một vật.


CH 1

Hình 2.1 là đồ thị dao động điều hoà của một vật.

Hãy xác định:

- Biên độ, chu kì, tần số của dao động.

- Nêu thời điểm mà vật có li độ \(x = 0;x = 0,1\;m\).

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và dựa vào kiến thức đã học

- Biên độ: \(A\) là độ dịch chuyển cực đại của vật tính từ vị trí cân bằng.

- Chu kì: là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động, kí hiệu là \(T\).

- Tần số: là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là \(f\).

Ta có: \(f = \frac{1}{{\;T}}\)

- Viết phương trình dao động điều hoà và thay li độ vào phương trình để tính thời điểm.

Lời giải chi tiết:

- Từ đồ thị ta thấy:

Biên độ: \(A = 0,2\left( m \right) = 20\left( {cm} \right)\)

Chu kì: \(T = 0,4\left( s \right)\)

Tần số: \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,4}} = 2,5\left( {Hz} \right)\)

- Tần số góc của dao động điều hoà: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,4}} = 5\pi \) (rad/s)

Từ đồ thị ta thấy lúc \(t = 0\) thì \(x = 0\) và đang đi về biên dương

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 = A.\cos \varphi \\ - \omega A\sin \varphi  > 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos \varphi  = 0\\\sin \varphi  < 0\end{array} \right. \Rightarrow \varphi  =  - \frac{\pi }{2}\)

Phương trình dao động điều hoà: \(x = 20\cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\) cm.

+ Thời điểm vật có li độ \(x = 0\) là:

 \(\begin{array}{l}20\cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{2}} \right) = 0 \Leftrightarrow \cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{2}} \right) = 0\\ \Rightarrow 5\pi t - \frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{2} + k\pi  \Rightarrow t = \frac{1}{5} + \frac{k}{5}\,\end{array}\)

với \(k =  - 1,0,1,2....\)

+ Thời điểm vật có li độ \(x = 0,1m = 10cm\) là:

\(\begin{array}{l}20\cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{2}} \right) = 10 \Leftrightarrow \cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{2}} \right) = \frac{1}{2}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}5\pi t - \frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\5\pi t - \frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = \frac{1}{6} + \frac{{2k}}{5}\,\left( {k = 0,1,2...} \right)\\t = \frac{{ - 1}}{{30}} + \frac{{2k}}{5}\left( {k = 0,1,2...} \right)\end{array} \right.\end{array}\)


CH 2

Từ hình 2.1 hãy xác định tần số góc của dao động của vật.

Phương pháp giải:

Từ đồ thị xác định chu kì dao động của vật.

Áp dụng công thức \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\).

Lời giải chi tiết:

- Từ đồ thị ta thấy: \(T = 0,4s\).

Tần số góc của dao động là: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,4}} = 5\pi \) (rad/s)


CH 1

Hình 2.3 là đồ thị dao động điều hoà của một con lắc.

Hãy cho biết:

- Vị trí và hướng dịch chuyển của con lắc tại thời điểm ban đầu.

- Pha ban đầu của dao động.

Phương pháp giải:

Từ đồ thị xác định vị trí của vật tại thời điểm ban đầu.

Thay li độ \(x\) và \(t = 0\) vào phương trình dao động tổng quát để xác định pha ban đầu.

Lời giải chi tiết:

- Từ đồ thị ta thấy, tại thời điểm ban đầu \(t = 0\) vật dao động điều hoà đang ở vị trí biên \(x =  - A\) và sẽ dịch chuyển về vị trí cân bằng.

- Pha ban đầu của dao động là: \( - A = A\cos \varphi  \Rightarrow \cos \varphi  =  - 1 \Rightarrow \varphi  = \pi \) (rad).


CH 2

Hãy chứng minh rằng độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì bằng độ lệch pha ban đầu.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính độ lệch pha của hai dao động \(\Delta \phi  = \left( {{\omega _2}t + {\varphi _2}} \right) - \left( {{\omega _1}t + {\varphi _1}} \right)\).

Lời giải chi tiết:

Độ lệch pha của hai dao động ở thời điểm t bất kì là: \(\Delta \phi  = \left( {{\omega _2}t + {\varphi _2}} \right) - \left( {{\omega _1}t + {\varphi _1}} \right)\).

Vì 2 dao động có cùng chu kì nên \({\omega _1} = {\omega _2} = \omega \)

Vậy \(\Delta \phi  = \omega t + {\varphi _2} - \omega t - {\varphi _1} = {\varphi _2} - {\varphi _1}\).


CH

Hai con lắc 1 và 2 dao động điều hoà tại cùng thời điểm quan sát vị trí của chúng được biểu diễn trên Hình 2.5a, b. Hỏi dao động của con lắc nào sớm pha hơn và sớm hơn bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Tính pha ban đầu của hai con lắc, từ đo suy ra con lắc nào sớm pha, trễ pha hơn.

Lời giải chi tiết:

Từ hình vẽ ta thấy tại thời điểm bắt đầu dao động thì

+ Con lắc 1 ở vị trí biên \(\left( {x = A} \right)\) và sẽ di chuyển về vị trí cân bằng nên pha ban đầu của con lắc 1 là: \({\varphi _1} = 0\)

+ Con lắc 2 ở vị trí cân bằng và sẽ di chuyển về vị trí biên âm nên pha ban đầu của con lắc 2 là: \({\varphi _2} = \frac{\pi }{2}\)

Ta có: \({\varphi _2} = {\varphi _1} + \frac{\pi }{2}\) nên con lắc 2 sớm pha hơn con lắc 1 một góc \(\frac{\pi }{2}\).


1. Xét một vật dao động điều hoà có biên độ 10cm, tần số 5Hz. Tại thời điểm ban đầu \(\left( {t = 0} \right)\) vật có li độ cực đại theo chiều dương.

- Xác định chu kì, tần số góc, pha ban đầu của dao động.

- Viết phương trình và vẽ đồ thị \(\left( {x - t} \right)\) của dao động.

2. Cho hai con lắc đơn dao động điều hoà. Biết phương trình dao động của con lắc thứ nhất là \(x = 20\cos \left( {20\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)(cm)\). Con lắc thứ hai có cùng biên độ và tần số nhưng lệch về thời gian so với con lắc thứ nhất một phần tư chu kì. Viết phương trình dao động của con lắc thứ hai.

Phương pháp giải:

1. Áp dụng các công thức đã học để tính tần số góc, pha ban đầu, từ đó viết phương trình dao động điều hoà, vẽ đồ thị hàm sin (cos) với các đại lượng tính được.

2. Tính biên độ và tần số góc của con lắc thứ 2.

Tính chu kì của hai con lắc.

Hai con lắc lệch về thời gian so với con lắc thứ nhất một phần tư chu kì có thể suy ra: \({t_2} = {t_1} + \frac{T}{4}\) hoặc \({t_2} = {t_1} - \frac{T}{4}\). Thay \({t_2}\) vào phương trình ta viết được biểu thức dao động của hai con lắc.

Lời giải chi tiết:

1. Chu kì dao động là: \(T = \frac{1}{f} = \frac{1}{5} = 0,2\left( s \right)\)

Tần số góc của dao động là: \(\omega  = 2\pi f = 2\pi .5 = 10\pi \) (rad/s).

Lúc \(t = 0:\left\{ \begin{array}{l}x = A\\v = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos \varphi  = 1\\\sin \varphi  = 0\end{array} \right. \Rightarrow \varphi  = 0.\)

Phương trình dao động là: \(x = 10\cos \left( {10\pi t} \right)\) cm.

Vẽ đồ thị:

2. Con lắc thứ hai có biên độ và tần số góc là: \(\left\{ \begin{array}{l}{A_2} = {A_1} = 20\left( {cm} \right)\\{\omega _2} = {\omega _1} = 20\pi \end{array} \right.\)

Chu kì của hai con lắc là: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{20\pi }} = 0,1\left( s \right)\)

Hai con lắc lệch về thời gian so với con lắc thứ nhất một phần tư chu kì nên ta có:

\(\left[ \begin{array}{l}{t_2} = t + \frac{T}{4} = t + \frac{{0,1}}{4}\\{t_2} = t - \frac{T}{4} = t - \frac{{0,1}}{4}\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_2} = 20\cos \left[ {20\pi \left( {t + \frac{{0,1}}{4}} \right) + \frac{\pi }{2}} \right]\\{x_2} = 20\cos \left[ {20\pi \left( {t - \frac{{0,1}}{4}} \right) + \frac{\pi }{2}} \right]\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_2} = 20\cos \left( {20\pi t + \pi } \right)\\x = 20\cos \left( {20\pi t} \right)\end{array} \right.\)  


CH

1. Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho độ lệch về thời gian giữa hai dao động điều hoà cùng chu kì?

A. Li độ.               B. Pha.             C. Pha ban đầu.      D. Độ lệch pha.

2. Hãy chứng minh rằng độ lệch pha giữa hai dao động điều hoà cùng tần số là đại lượng không đổi và bằng độ lệch pha ban đầu.

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức đã học trong bài để làm.

Lời giải chi tiết:

1. Độ lệch pha là đại lượng đặc trưng cho độ lệch về thời gian giữa hai dao động điều hoà cùng chu kì.

Chọn D.

2. Giả sử hai dao động có phương trình tổng quát là: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\\{x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\end{array} \right.\)

Độ lệch pha giữa hai dao động là: \(\Delta \varphi  = \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right) - \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right) = {\varphi _2} - {\varphi _1}\)


Lí thuyết

Bài giải tiếp theo
Bài 3. Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa trang 14, 15, 16 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 4. Bài tập về dao động điều hòa trang 17, 18, 19 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 5. Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa trang 20, 21, 22, 23 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 6. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng trang 24, 25, 26, 27 Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Bài 7. Bài tập về sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa trang 28, 29, 30 Vật Lí 11 Kết nối tri thức

Video liên quan