Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 68

Giải trang 68 VBT hoá 8 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 20


1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

So sánh khối lượng mol của khí A(MA) và khí B(MB): \({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}\)

dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B

Thí dụ: \({d_{{O_2}/{H_2}}}{\rm{ }} = \dfrac{{{M_{{O_2}}}}}{{{M_{{H_2}}}}} = \dfrac{{32}}{2} = 16\)

Kết luận: Khí oxi nặng hơn khí hiđro là 16 lần

2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?

So sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol không khí (29 g)

\({d_{A/kk}} = \dfrac{{{M_A}}}{{29}}\)

dA/kktỉ khối của khí A đối với không khí

1 mol không khí gồm có 0,8 mol khí Nitơ (N2) và 0,2 mol oxi (O2)

Khối lượng “mol không khí”: MKK= (28. 0,8)+ (32. 0,2) ≈29 (g/ mol)

Thí dụ: \({d_{C{O_2}/kk}}{\rm{ }} = \dfrac{{{M_{C{O_2}}}}}{{29}} = \dfrac{{44}}{{29}} = 1,52\)

Kết luận: CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần

Bài giải tiếp theo
Câu 1 phần bài tập học theo SGK – Trang 68 Vở bài tập hoá 8
Câu 2 phần bài tập học theo SGK – Trang 69 Vở bài tập hoá 8
Câu 3 phần bài tập học theo SGK – Trang 69 Vở bài tập hoá 8
Câu 20.1 phần bài tập trong sách bài tập – Trang 69 Vở bài tập hoá 8
Câu 20-1, 20-2 phần bài tập tham khảo – Trang 70 Vở bài tập hoá 8
Câu 20-3, 20-4 phần bài tập tham khảo – Trang 71 Vở bài tập hoá 8