Phần A - Trang 18, 19 Vở bài tập Vật lí 9
Giải trang 18,19 VBT vật lý 9 (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 6
Bài 1.
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch: \({R_{td}} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over I} = {6 \over {0,5}} = 12\Omega .\)
b) Điện trở \({R_2}\) là: \({R_{1}} + {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}{R_{td}}\) suy ra \({R_{2}} = {R_{td}}-{\rm{ }}{R_1} = 12-5{\rm{ }} = 7{\rm{ }}\Omega .\)
Cách giải khác :
Vì \({R_1}\,nt\,{R_2} \Rightarrow \,{I_1} = {I_2} = {I_A} = 0,5A\)
\({U_1} = {R_1}.{I_1} = 5.0,5 = 2,5V\) . Mặt khác, \({U_1} + {U_2} = {U_V} = 6V \Leftrightarrow {U_2} = 6 - 2,5 = 3,5V\)
Vậy, điện trở \({R_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{I_2}}} = \dfrac{{3,5}}{{0,5}} = 7\Omega \)
Bài 2.
Mạch gồm \({R_1}//{R_2}\)
a) Tính \({U_{AB}}\) : Vì \({R_1}\) song song\({R_2}\)nên \({U_1} = {U_2} = {U_{AB}}\) vậy hiệu điện thế \({U_{AB}}\) của đoạn mạch được tính như sau: \({U_{AB}} = {U_1} = {R_1}.{I_1} = 10.1,2 = 12V\)
b) Điện trở \({R_2}\) là:
Cường độ dòng điện chạy qua R2 là \({I_2} = {\rm{ }}I{\rm{ }}-{\rm{ }}{I_1} = {\rm{ }}1,8{\rm{ }}-{\rm{ }}1,2{\rm{ }} = {\rm{ }}0,6{\rm{ }}A.\)
Điện trở \({R_2} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over {{I_2}}} = {{12} \over {0,6}} = 20\Omega .\)
Cách giải khác:
Ta có điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{tđ}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{I} = \dfrac{{12}}{{1,8}} = \dfrac{{20}}{3}\Omega \)
Vì \({R_1}\,song\,song\,{R_2}\) nên ta có \(\dfrac{1}{{{R_{tđ}}}} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{20/3}} = \dfrac{1}{{10}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} \\\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{{20/3}} - \dfrac{1}{{10}} \Leftrightarrow {R_2} = 20\Omega \)
Bài 3.
Mạch gồm: \({R_1}\,nt\,\left( {{R_2}//{R_3}} \right)\)
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: \({R_{td}} = {R_1} + {\rm{ }}{R_{23}} = 15 + 15 = 30\Omega \)
( Với điện trở tương đương của R2 và R3 là \({R_{23}} = {{{R_2}{R_3}} \over {{R_2} + {R_3}}} = {{30.30} \over {30 + 30}} = 15\Omega \) )
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính, \({I_1} = \displaystyle{{\displaystyle{U_{AB}}} \over {{R_{td}}}} = \displaystyle{{12} \over {30}} = 0,4A.\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là \({U_1} = {R_1}.{I_1} = {\rm{ }}15.0,4{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là \({U_2} = {U_3} = {\rm{ }}12{\rm{ }} - {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\)
Cường độ dòng điện qua R2 và R3 là: \({I_2} = {I_3} = \displaystyle{\rm{ }}{{{U_2}} \over {{R_2}}} = {{{U_3}} \over {{R_3}}} = {6 \over {30}} = 0,2A.\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phần A - Trang 18, 19 Vở bài tập Vật lí 9 timdapan.com"